Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 58)

5. Kết cấu của khóa luận

2.7.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Cơ cấu kinh tế theo ngành

Mặc dù đã có một xu hướng chuyển dịch cơ cấu tích cực theo ngành, song tốc độ chuyển dịch chậm hơn nhiều so với giai đoạn 1991-2000. Trong 10 năm cuối của thế kỷ XX, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm 14,2% (từ 38,7% năm 1990 xuống 24,5% năm 2000). Trong khi đó, trong mười năm đầu của thế kỷ XXI, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP đã giảm 4,2% (từ 24,5% năm 2000 xuống 20,3% trong năm 2010). Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP đã tăng 14,1% trong 10 năm 1991-2000, nhưng chỉ tăng khoảng 4,4% trong giai đoạn 2001-2010.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành giai đoạn 1990-2010

Đvt: % Ngành 1990 1991 1995 1999 2000 2001 2005 2009 2010 Nông nghiệp 38,7 40,5 27,2 25,4 24,5 23,2 21,0 20,7 20,3 Công nghiệp – Xây dựng 22,7 23,8 28,8 34,5 36,7 38,1 41,0 40,2 41,1 Dịch vụ 38,6 35,7 44,1 40,1 38,7 38,6 38,0 39,1 38,6 Nguồn: Tổng cục thống kê * Cơ cấu lao động

Trong giai đoạn 2001-2010, số liệu thống kê chính thức cho thấy rằng việc làm trong khu vực nông nghiệp đã giảm đáng kể từ 74,8% năm 1999 xuống 51,9% trong năm 2009 (giảm 22,9%). Không có nước nào có thể thay đổi cơ cấu lao động một cách nhanh chóng như Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Ví dụ, từ 1960 đến 1970, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp giảm 16% (từ 45% đến 29%) ở Đài Loan. Tại Indonesia và Thái Lan, lần lượt tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ giảm khoảng 13% và 15%, từ 80% và 60% trong năm 1968 xuống còn 65% và 56% vào năm 1988. Tuy nhiên, năng suất lao động tăng 3,9%/ năm trong giai đoạn 2001- 2009, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 1991-2000 (5,5%/năm).

Năm 1990, năng suất của khu vực công nghiệp gấp 5,1 lần khu vực nông nghiệp và sau đó tăng lên 7,4 lần vào năm 2000 nhưng giảm xuống còn 4,7 lần trong năm 2009. Trong giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng trưởng năng suất của khu vực nông nghiệp là 2,9%/năm trong khi của khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ tương ứng là 6,9%/năm và 1,2%/năm. Trong giai đoạn 2001-2009, tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp bình quân 3,5%/năm, cao hơn nhiều so với khu vực công nghiệp (0,76%/năm) và khu vực dịch vụ (2,1%/năm). Như vậy, năng suất trong khu vực nông nghiệp đã tăng nhanh nhất và năng suất của khu vực công nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo ra phần lớn việc làm mới, lại cho thấy một năng suất trì trệ trong mười năm gần đây.

* Cơ cấu xuất khẩu

Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn là nguyên liệu và hàng hóa được sản xuất với công nghệ thấp. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm theo trình độ công nghệ đã thay đổi đáng kể trong giai đoạn 1991-2000, nhưng chậm dần trong giai đoạn 2001- 2010. Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến giảm mạnh từ 82,4% (năm 1991) xuống 55,8% (năm 2000), trung bình giảm 2,7%/năm, sau đó dao động từ 44% đến 53% trong giai đoạn 2001-2010 (trung bình giảm 1,2%/năm). Tỷ trọng xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến tăng đáng kể trong mười năm đầu tiên của thời kỳ Đổi mới và sau đó vẫn gần như không đổi ở mức 50% trong giai đoạn 2001-2010.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 58)