5. Kết cấu của khóa luận
1.3.7. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5năm lần thứ sáu (1987-1991)
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ sáu được xây dựng dựa trên những đánh giá cẩn thận về việc thực hiện kế hoạch thứ năm và các chính sách lớn đã được thực hiện có tính đến quy mô kinh tế, tăng sự phụ thuộc vào bên ngoài và những thay đổi trong và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện theo một số mục tiêu và chính sách hiện có; bổ sung và xây dựng những mục tiêu, chính sách mới. Kế hoạch thứ sáu đã được chuẩn bị thận trọng thông qua đồng thuận quốc gia; bằng chứng là kế hoạch đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, giới học thuật, các Viện nghiên cứu, các phương tiện truyền thông đại chúng và các bên liên quan. Tuy nhiên, kế hoạch thứ sáu được chuẩn bị bởi Chính phủ trước đó và được thực hiện bởi Chính phủ mới được bầu năm 1987, do đó có nhiều vấn đề được điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Kế hoạch thứ sáu (1987-1991) đã được sửa đổi chủ yếu do thay đổi nhanh chóng của các điều kiện kinh tế như điều chỉnh tỷ giá và giá dầu giảm. Nội dung sửa đổi là 17 nhiệm vụ chính sách.
* Mục tiêu và chính sách chủ yếu
Các mục tiêu công bằng và phát triển xã hội đã không được nhấn mạnh từ kế hoạch thứ tư tới kế hoạch thứ sáu. Vì vậy, trong nửa cuối những năm 1970, vấn đề phân phối thu nhập đã trở nên đáng chú ý hơn bao giờ hết. Mục tiêu chính của kế hoạch là phát triển kinh tế và tăng cường phúc lợi của người dân.
Các chính sách lớn tập trung vào: (1) Cải thiện công bằng thuế;
(2) Kiểm soát hoạt động đầu cơ bất động sản và cải thiện hệ thống bất động sản; (3) Bãi bỏ quy định tài chính;
(4) Kiểm soát tập trung kinh tế;
(5) Cải thiện quan hệ kinh doanh lao động; (6) Phát triển làng chài và nông thôn;
(7) Cải thiện nhà ở và môi trường của những người thu nhập thấp; (8) Thiết lập hệ thống an sinh xã hội;
(9) Phát triển cân đối giữa các vùng; (10) Quản lý thặng dư cán cân thanh toán; (11) Quản lý toàn cầu hóa.
* Kết quả của kế hoạch
Tốc độ tăng trưởng trung bình dự kiến là 7,3%/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng thực tế là 10,0%/năm.
Mặc dù cán cân thanh toán đã thặng dư kể từ năm 1986, nhưng bắt đầu có dấu hiệu thâm hụt vào năm 1990 do áp lực mở cửa thị trường trong nước, tăng nhu cầu trong nước và khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp thấp do lương tăng. Giá tiêu dùng tăng 7,5%/năm do tiêu dùng trong nước tăng và mức lương tăng. Từ năm 1988 đến năm 1991, tiền lương sản xuất tăng 20%/năm trong khi chi phí đơn vị tăng 18%/năm (1988-1989).
Tăng trưởng kinh tế giảm do xuất khẩu và sản xuất tăng chậm. Suy thoái kinh tế này chủ yếu là do suy thoái kinh tế toàn cầu và "ba mức thấp" (giá trị của đồng đô la Mỹ thấp, lãi suất thấp và giá dầu thấp). Trong giai đoạn 1988-1990, Chính phủ đã cố gắng kích thích nhu cầu trong nước bằng cách tăng đầu tư cơ sở hạ tầng các khu dân cư và toàn xã hội. Và các chính sách lớn đã thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%/năm trong giai đoạn 1990-1991), tuy nhiên, nó đã dẫn đến một sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô nghiêm trọng với lạm phát tăng cao và thâm hụt thương mại lớn.
Trong chính sách tiết kiệm năng lượng, Chính phủ đã trực tiếp kiểm soát việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng thay vì điều chỉnh gián tiếp thông qua giá năng lượng. Điều này đã trái với định hướng hạn chế sự can thiệp của Chính phủ và thúc đẩy chức năng của thị trường. Trong quan hệ sản xuất, Chính phủ không thể thiết lập một cơ chế tự nguyện giải quyết tranh chấp lao động, quan hệ lao động, cải thiện cơ cấu tiền lương.
* Đánh giá kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ sáu bắt đầu được soạn thảo năm 1985 và được hoàn thành vào năm 1986. Từ năm đầu tiên của kế hoạch (1987), cán cân thanh toán thặng dư chủ yếu do ba mức thấp, dẫn đến lạm phát, tăng giá cổ phiếu và tăng giá bất động sản. Từ những tác động bất lợi, kế hoạch thứ sáu đã được sửa đổi từ năm đầu tiên của kỳ kế hoạch. Theo đó, các mục tiêu kinh tế, chính sách lớn cũng đã được sửa đổi cho phù hợp.
Trong kế hoạch thứ sáu, kế hoạch sửa đổi chủ yếu tập trung vào 17 trong 31 kế hoạch ngành. Các mục tiêu của kế hoạch trước đó là:
+ Thiết lập hệ thống ổn định KT-XH;
+ Tái cơ cấu công nghiệp và cải tiến công nghệ; + Phát triển cân đối giữa các khu vực.
Tuy nhiên, các mục tiêu này đã được sửa đổi và nhấn mạnh vào: + Toàn cầu hóa;
+ Cải thiện phúc lợi xã hội đối với những người có thu nhập thấp và thành lập Hội chợ thương mại bình đẳng. Kế hoạch cũng đã nhấn mạnh rằng số liệu thống kê là cơ sở quan trọng trong quá trình lập kế hoạch. Do đó, một chương trình phát triển hệ thống thống kê cũng được đưa ra trong kế hoạch thứ sáu.
Tóm lại, kế hoạch thứ sáu giải quyết được hầu hết các nhiệm vụ chính sách cần thiết. Nó có thể được coi là một kế hoạch toàn diện. Kế hoạch cũng được đánh giá là việc lựa chọn mục tiêu và thực hiện chính sách có nhiều hiệu quả hơn so với kế hoạch trước đó. Tuy nhiên, Chính phủ đã gặp khó khăn khi có quá nhiều nhiệm vụ đầy tham vọng. Vấn đề phát triển kinh tế đã trở nên phức tạp hơn và giải pháp cho những vấn đề này cũng có xu hướng phức tạp hơn. Hơn nữa, nền kinh tế nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, việc xây dựng và thực hiện chính sách trong kế hoạch sẽ trở nên khó hơn trong tương lai.