Hệ thống kế toán và ngân sách kỹ thuật số

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 39)

5. Kết cấu của khóa luận

1.4.5. Hệ thống kế toán và ngân sách kỹ thuật số

Công nghệ thông tin (IT) và truyền thông của Hàn Quốc đã phát triển đáng kể từ những năm 1990. Nhờ có sự phát triển của IT, Chính phủ điện tử đã và đang được áp dụng ở tất cả các khu vực quản lý công. Một hệ thống kế toán và ngân sách kỹ thuật số cũng được áp dụng cùng với sự phát triển của IT theo kế hoạch cải cách ngân sách. Có thể nói ngân sách kỹ thuật số cho phép phân tích chính xác hơn các dữ liệu, thông tin tài chính, cung cấp những hỗ trợ kịp thời cho việc ra quyết định và hoạch định chính sách.

Hệ thống kế toán kỹ thuật số được áp dụng đối với tất cả các quy trình tài chính, bao gồm lập ngân sách, thực hiện, kế toán và quản lý kết quả. Đây là một hệ thống thông tin tài chính và là một dự án được thiết kế dài dạn cho việc đổi mới tài chính quốc gia. Người dân đã nhận thấy được sự cần thiết của hệ thống này và đã đề xuất việc ứng dụng nó. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cấu trúc cơ bản của tài chính quốc gia đã gặp phải một vấn đề phức tạp và đã bị trì hoãn gần nửa thập kỷ.

Mục đích của việc thiết lập hệ thống kế toán kỹ thuật số là nhằm xây dựng một hệ thống kế toán ngân sách để quản lý kết quả hoạt động tài chính trong khu vực công. Thông qua việc thiết lập hệ thống kế toán kỹ thuật số, ngân sách quốc gia sẽ trở nên hiện đại hơn và minh bạch hơn. Hiệu quả quản lý tài chính sẽ được cải thiện. Quản lý kết quả hoạt động của các chương trình và phân bổ nguồn lực cho các chương trình ưu tiên hàng đầu có thể đạt được bằng cách sử dụng các thông tin như thông tin hoạt động, thông tin kết quả và thông tin khả thi khi các cơ quan chính quyền xây dựng ngân sách của họ. Hơn nữa, thông qua hệ thống phân tích tài chính, các quyết định chính sách sẽ hợp lý hơn và phân bổ nguồn lực sẽ hiệu quả hơn.

Chương 2.

CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 2.1. Hệ thống kế hoạch hóa

Hệ thống kế hoạch hóa (KHH) phát triển quốc gia bao gồm 3 khâu nối tiếp nhau là chiến lược, quy hoạch và kế hoạch.

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thường được xây dựng cho thời kỳ 10 năm, tầm nhìn từ 20-30 năm; tính chất định tính là chủ yếu và thể hiện kết quả, thành quả và đột phá, ưu tiên.

Quy hoạch phát triển tầm nhìn dài hạn từ 10 năm trở lên; thể hiện sự bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian. Kế hoạch phát triển được xây dựng cho 5 năm và được bổ sung bằng các kế hoạch hàng năm.

Trong quy trình KHH, nguyên tắc nhất quán phải được áp dụng, đó là các KHPT cấp dưới phải được xây dựng căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra ở các KHPT cấp cao hơn, nhằm đạt được mục tiêu, định hướng phát triển đề ra của KHPT cấp cao hơn cũng như không được trái với các KHPT cấp cao hơn.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)