Lập ngân sách đặc biệt cho các ngành chiến lược

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 74)

5. Kết cấu của khóa luận

4.4.Lập ngân sách đặc biệt cho các ngành chiến lược

Qua 20 năm thực hiện công nghiệp hóa, kinh tế Việt Nam đã phát triển nhưng vẫn đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa. Cho dù chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ cao, nhưng cơ cấu GDP theo ngành chưa thay đổi đáng kể trong 10 năm gần đây. Để đạt được bước tiến trong kỷ nguyên mới, cần phải tập trung vào một vài lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, cần phải phát triển sản phẩm mang bản sắc Việt Nam.

Khi không có đủ nguồn lực cần thiết, Hàn Quốc đã chấp nhận phát triển một vài lĩnh vực cụ thể như công nghiệp nặng (bao gồm hóa chất – dầu khí và công nghiệp ô tô) và định hướng xuất khẩu. Đối với những lĩnh vực này, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ bằng các chính sách thúc đẩy thương mại, tài khóa và tài chính, bao gồm trợ cấp, cho vay và nới lỏng các cơ chế chính sách…

Đặc biệt, để hỗ trợ lâu dài cho một số ngành chiến lược được lựa chọn, Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng đến các quỹ đặc biệt. Ở Hàn Quốc, hệ thống ngân sách bao gồm 3 phần: tài khoản tổng hợp, tài khoản chuyên ngành và tài khoản quỹ đặc biệt. Mục đích của quỹ đặc biệt là hỗ trợ cho một vài lĩnh vực cụ thể trong dài hạn. Ví dụ, Quỹ xúc tiến thông tin được tạo ra để hỗ trợ phát triển ngành IT. Đến năm 2011, số lượng các quỹ đặc biệt đã lên đến 60 quỹ. Trong giai đoạn 1970-1980, các quỹ đặc biệt này là nằm dưới sự kiểm soát của Tổng thống và nằm ngoài sự kiểm soát của Quốc hội. Tuy nhiên, sau năm 1990, các quỹ đặc biệt này lại nằm dưới sự kiểm soát của Quốc hội. Kiểu cơ chế đặc biệt này ở Hàn Quốc đã đóng góp quan trọng vào phát triển một số lĩnh vực cụ thể trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

Ví dụ, ở Việt Nam, nguồn thu từ xuất khẩu dầu có thể được dành để dự trữ cho quỹ đặc biệt này và nguồn thu có thể chỉ được chi tiêu cho phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 74)