Kết nối kế hoạch với ngân sách

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 75)

5. Kết cấu của khóa luận

4.5.Kết nối kế hoạch với ngân sách

4.5.1. Tầm quan trọng của Khung khổ chi tiêu trung hạn

Khi hệ thống thị trường hoàn toàn chín muồi, tất cả các loại chiến lược và kế hoạch sẽ được sát nhập vào MTEF. Thông thường, MTEF là một Kế hoạch quản lý tài khóa 5 năm được thiết kế để đưa ra định hướng và tầm nhìn chính sách của quốc gia cũng như các chương trình chi tiêu theo khu vực trong trung hạn.

Ở Hàn Quốc, Khung khổ chi tiêu trung hạn có tên gọi là Kế hoạch quản lý tài khóa quốc gia. Đây là một kế hoạch cơ bản giống như kế hoạch tổng thể cho quản lý tài khóa. Kế hoạch quản lý tài khóa quốc gia có những đặc điểm sau:

(i) Là kế hoạch cuốn chiếu, kế hoạch này được điều chỉnh hàng năm;

(ii) Có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức phi Chính phủ và nhiều chuyên gia ngay từ giai đoạn đầu khi xây dựng kế hoạch;

(iii) Được đệ trình lên Quốc hội như một tài liệu tham khảo bắt buộc khi thảo luận về ngân sách.

MTEF có mối quan hệ chặt chẽ với quy trình phân bổ ngân sách; hệ thống từ trên xuống. Quy trình ngân sách từ trên xuống nghĩa là quyết định mang tính ràng buộc về tổng ngân sách cần có trước khi phân bổ đầu tư, tức là các quyết định cần được tiến hành từ trên xuống: tổng mức chi tiêu được quyết định trước khi phân bổ cho các chính sách hoặc những lĩnh vực chủ chốt và các mức trần được đặt ra trước khi có quyết định phân bổ chi tiêu một cách chi tiết. Theo từng bước của quy trình ngân sách, phân bổ chi tiêu phụ thuộc vào kết quả hoạt động của giai đoạn trước.

4.5.2. Các điều kiện đối với Khung khổ chi tiêu trung hạn

MTEF được chấp nhận rộng rãi ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, để ứng dụng MTEF thì cần có một vài điều kiện:

Thứ nhất, cơ sở dữ liệu có tính hệ thống là cần thiết để phân tích dự báo trung hạn. Để dự báo tương lai, cần có nhiều tài liệu tham khảo, đặc biệt là một số mô hình kinh tế phức tạp.

Thứ hai, cần có sự tham gia của các bên liên quan. Thông thường, MTEF là các cuộc thương lượng giữa những bên hữu quan vì tương lai, do đó, cần có sự tham gia tự nguyện của các tổ chức dân chúng.

Thứ ba, chính sách tài khóa là quan trọng. Ở các nước tiên tiến, khi thâm hụt ngân sách trở nên nghiêm trọng, Chính phủ phải giải quyết sự cân bằng tài khóa.

Thứ tư, để thực hiện tốt MTEF, yêu cầu các Bộ ngành phải hoàn toàn minh bạch và có tính trách nhiệm trong phân bổ ngân sách. Tất nhiên là để thực hiện MTEF thành công thì cần phải đánh giá kết quả thực hiện các chương trình và dự án. Thiếu tính minh bạch và thiếu trách nhiệm giữa cơ quan ngân sách TW và các Bộ ngành, thiếu đánh giá kết quả thực hiện chính xác thì MTEF dù khuyến khích cách tiếp cận từ trên xuống vẫn có thể dẫn đến sai lầm trong phân bổ ngân sách.

Thứ năm, cần phải quyết định xem Bộ ngành nào sẽ chịu trách nhiệm trong thực hiện MTEF. Bộ nào chịu trách nhiệm về ngân sách thì sẽ có thẩm quyền thực hiện MTEF. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vai trò thực hiện MTEF là tách biệt giữa Bộ KH&ĐT và Bộ TC. Do đó, cần thảo luận xem Bộ nào sẽ có thẩm quyền thực hiện MTEF.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 75)