5. Kết cấu của khóa luận
3.2.1. Về hệ thống kế hoạch hóa
Việt Nam có 3 cấp kế hoạch đó là chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và các kế hoạch hàng năm; hệ thống này theo hệ thống XHCN của Liên Xô cũ.
Ngược lại, Hàn Quốc đã chỉ có kế hoạch 5 năm theo hệ thống thị trường. Từ năm 1967, khi kế hoạch 5 năm lần thứ hai bắt đầu, Hàn Quốc đã thông qua nguồn ngân sách tổng thể. Nó có vai trò như các kế hoạch thực hiện hàng năm để phân tách kế hoạch 5 năm nhằm ràng buộc kế hoạch với ngân sách. Trong những năm 1960 và 1970, kế hoạch 5 năm chỉ nhằm mục đích phát triển kinh tế nhưng từ những năm 1980 kế hoạch phát triển kinh tế đã thay đổi thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa, từ năm 2004, các kế hoạch đã bị bãi bỏ và thông qua MTEF.
Hàn Quốc đã phân bổ nguồn lực theo hướng tập trung vào các mục tiêu như lập kế hoạch đầu tư cho đến khi cuối những năm 1970. Ủy ban Kế hoạch Kinh tế đã xây dựng kế hoạch 5 năm quốc gia và kế hoạch này được bổ sung bởi các kế hoạch ngành. Những kế hoạch ngành được chuẩn bị bởi các từng Bộ phù hợp với mục tiêu và định hướng chính sách của kế hoạch quốc gia. Hàn Quốc không có kế hoạch ở cấp độ vùng và khu vực. Từ đầu những năm 1980, Hàn Quốc thay đổi hệ thống kế hoạch với định hướng chính sách dựa vào thị trường nhiều hơn để phân bổ nguồn lực. Trong kế hoạch 5 năm thứ năm (1982-1986), ổn định kinh tế, tăng hiệu quả sản xuất, quản lý cán cân thanh toán, phát triển cân đối giữa các khu vực, bảo vệ môi trường, thúc đẩy cơ cấu công nghiệp cạnh tranh và phát triển xã hội là các mục tiêu chính sách lớn. Vì vậy, Hàn Quốc đã không còn đưa ra danh sách chi tiết các dự án đầu tư và kế hoạch ngành nữa.
Bảng 3.1. So sánh hệ thống kế hoạch
Việt Nam Hàn Quốc
1962-1980 1981-1997 2004-nay Chiến lược 10 năm, quy
hoạch, KHPT 5 năm và kế hoạch hàng năm KHPT kinh tế 5 năm và KHPT ngành KHPT kinh tế xã hội 5 năm Khung khổ chi tiêu trung hạn