Về quy trình dự thảo ngân sách

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.5. Về quy trình dự thảo ngân sách

Tại Hàn Quốc, trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, chỉ duy nhất EPB có năng lực và quyền hạn để lập kế hoạch và dự thảo ngân sách, do đó có thể nói đó là một sự tập trung cao độ trong khâu lập kế hoạch. Nhưng sau năm 2004, tình hình đã thay đổi rất nhiều với sự xuất hiện của MTEF và cải cách tài chính “3+1”. Hệ thống mới bao gồm kế hoạch, quản lý kết quả và quy trình từ trên xuống có một tầm ảnh hưởng lớn. Đặc biệt, sự phát triển của hệ thống kế toán và ngân sách kỹ thuật số cũng rất quan trọng ở Hàn Quốc. Quản lý kết quả hoạt động, dự thảo và ra quyết

định ngân sách hiệu quả hơn nhờ vào hệ thống số. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống Chính phủ điện tử nhằm mục tiêu đổi mới tài chính.

Đánh giá chương trình dựa vào kết quả hoạt động rất cần thiết đối với quản lý tài chính. Việc Chính phủ sử dụng thông tin từ việc đánh giá chương trình có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đánh giá và ý chí của người cầm quyền đối với ngân sách TW. Cùng với những đổi mới tài chính, hiện đã có các hỗ trợ logic và khoa học cho việc ra quyết định về dự thảo ngân sách. Ví dụ, hầu hết các dự án với chi phí trên 50 tỷ Won được đề nghị kiểm tra tính khả thi bằng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích.

Bảng 3.6. So sánh quy trình dự thảo ngân sách của Việt Nam và Hàn Quốc

Việt Nam Hàn Quốc

1962-1971 2004-2011

Phương pháp phân bổ

Dưới lên Tập trung cao

Trên xuống: quyết định cao nhất bởi MOSF

Quản lý kết quả Một phần Không Thường 1/3 tổng số chương trình

Nghiên cứu khả thi Không Không Trên 50 triệu Won Hệ thống

tài khoản số

Không Không Phát triển từ 2004

Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)