Hệ thống quản lý kết quả

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 37)

5. Kết cấu của khóa luận

1.4.4. Hệ thống quản lý kết quả

Các thông tin về kết quả trong quy trình ngân sách là cơ sở phân tích đầu ra của chi tiêu công cũng như cho phân bổ nguồn lực. Những thông tin này sẽ được sử dụng hiệu quả trong quy trình lập ngân sách năm tiếp theo. Việc phân bổ các nguồn lực công được thực hiện dựa trên cơ sở kết quả của kỳ trước. Với mục tiêu đó, mỗi Bộ sẽ thực hiện các chương trình tự đánh giá. Sau đó Bộ Chiến lược và Tài chính (MOSF) sẽ xem xét lại các chương trình tự đánh giá của các Bộ, ngành; cuối cùng, báo cáo của Chính phủ sẽ được đệ trình lên Quốc hội.

Kết quả đánh giá các chương trình, dự án được phản ánh trong kế hoạch quản lý tài chính quốc gia và trong lập ngân sách hàng năm. Quy trình này sẽ tăng cường mối liên kết giữa kết quả thực hiện và ngân sách. MOSF sẽ cắt giảm ngân sách đối với những chương trình không hiệu quả và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện

kết quả thực hiện. Mặt khác, các Bộ ngành cũng thực hiện phân bổ ngân sách dựa trên các kết quả đánh giá do MOSF đưa ra.

Hình 1.2. Kết nối giữa kết quả thực hiện chương trình, dự án với ngân sách

Nguồn: Bộ Chiến lược và Tài chính, Hàn Quốc

MOSF đã đưa ra một danh mục kiểm tra đạt chuẩn cho các báo cáo tự đánh giá. Danh mục này ứng dụng mô hình I-O quản lý việc xây dựng kế hoạch và trách nhiệm giải trình kết quả và nó cũng bao gồm các câu hỏi liên quan đến xây dựng, thực hiện chương trình và kết quả thực tế.

Bảng 1.6. Các nội dung trong danh mục kiểm tra kết quả ngân sách

Xây dựng kế hoạch (30)

- Mục đích của chương trình

- Sự hợp lý trong chi tiêu Chính phủ - Sự lặp lại với các chương trình khác - Hiệu quả thiết kế chương trình

- Sự tương đối giữa các mục tiêu kết quả và các chỉ số - Sự tương đối của các mục tiêu kết quả

Quản lý (20)

- Các nỗ lực giám sát

- Những trở ngại của việc thực hiện chương trình - Thực hiện theo kế hoạch

- Cải thiện hiệu quả hay tiết kiệm ngân sách

Kết quả và trách nhiệm giải trình

- Đánh giá chương trình độc lập - Kết quả

- Sự thỏa mãn của người dân

- Tính hữu dụng của kết quả đánh giá

Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển

- Mỗi chương trình sẽ được xem xét lại sau ba năm - Khoảng 1/3 chương trình được xem lại mỗi năm - Khoảng 300 chương trình nhỏ được xem lại mỗi năm

- Các chương trình hoạt động không hiệu quả sẽ được đề xuất cắt giảm ngân sách. Chi tiêu

của các Bộ

Quốc hội MOSF

- Kế hoạch hoạt động hàng năm

- Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm được đệ trình cùng với yêu cầu về ngân sách

- Kế hoạch hoạt động hàng năm

- Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm được đệ trình cùng với dự thảo ngân sách

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)