Những điều kiện và nhân tố tác động trong quá trình Chính phủ Nhật Bản lựa chọn mô hình CNH

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 61)

* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển

2.2.1.2 Những điều kiện và nhân tố tác động trong quá trình Chính phủ Nhật Bản lựa chọn mô hình CNH

Nhật Bản lựa chọn mô hình CNH

Khi các nước đi sau trong mô hình cổ điển bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, thì các nước đi trước đã bước sang giai đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các nước đi sau, trong đó có Nhật Bản một mặt cảm thấy nguy cơ bành trướng của các nước phát triển hơn, mặt khác có thể thấy rõ hơn mô hình can thiệp của nhà nước và kinh tế đã bắt đầu hình thành, nên Chính phủ Nhật Bản đã rất chủ động thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá.

Cả ở Mỹ và ở Đức, cuộc cách mạng công nghiệp đều được kết hợp chặt chẽ với quá trình hình thành nhà nước mang tính chất Đế quốc chủ nghĩa, thông qua các cuộc chiến tranh nhằm hợp nhất các vùng lãnh thổ rộng lớn lại thành quốc gia. Nhưng có lẽ đặc biệt hơn cả là trường hợp Nhật Bản, nơi mà vai trò của nhà nước trong cuộc cách mạng in dấu ấn sâu đậm nhất, được coi là hình mẫu điển hình của kiểu “ cuộc cách mạng từ trên xuống ”. Dấu mốc lịch sử quan trọng nhất của sự khởi đầu cách mạng công nghiệp được ghi nhận là cuộc cách mạng Minh Trị (1868), thay chế độ Tướng quân của nền chuyên chế phong kiến Nhật Bản thuộc triều đại Tokugawa bằng thời đại “Minh Trị duy tân”.

Một trong những sự kiện đặc biệt mở đầu thời đại “Minh Trị duy tân” là việc cử một phái đoàn đông đảo các quan chức Chính phủ đi du học các nước tiên tiến phương Tây vào năm 1871 và kéo dài liên tục gần 2 năm về 4 phương diện chính :

+ Học tập cách tổ chức về mặt chính trị, trước hết là học cách tổ chức điều hành các cơ quan ngoại giao, quốc hội, toà án, kế toán.

+ Học tập cách tổ chức về mặt kinh tế, như thuế vụ, quốc trái, tiền tệ, bảo hiểm, mậu dịch, xây dựng công xưởng, đường xe lửa, điện lực, điện tín, đúc tiền.

+ Học tập cách tổ chức về giáo dục, bao gồm việc xây dựng hệ thống các trường học công và tư, cách thi cử và tuyển chọn học sinh, hệ thống các môn phải giảng dậy, phương pháp đánh giá học tập.

+ Học tập cách tổ chức quân đội về các chế độ lương bổng, nghệ thuật chỉ huy, kiểm soát hải quan, tổ chức các xưởng đóng tầu, đào tạo quân đội và xây dựng lực lượng hải quân.

Với tư tưởng “Duy tân”, riêng về mặt kinh tế, “ Chính phủ là người đầu tư lớn và quan trọng nhất trong nền kinh tế. Phần lớn Nhà nước trong việc hình thành tư bản trong nước, trung bình chưa bao giờ thấp hơn 40% và đó chỉ là mức thấp hiếm có ”. Nhưng một cách hiểu khái quát hơn thì : “ Chính phủ là động cơ quan trọng nhất của phát triển Nhật Bản. Phục hưng Minh Trị đã mở ra thời kỳ hiện đại là “Một cuộc cách mạng” chính trị và chủ nghĩa tư bản Nhật đã ra đời như là kết quả của nó. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, để làm cho nhân dân hiểu rõ về những cơ hội mới sẵn có, Chính

phủ đã thành lập những nhà máy công nghiệp hoa tiêu. Sau khi Chính phủ đã giảm sự can dự trực tiếp của mình vào quá trình công nghiệp hoá, nhưng vẫn giữ vai trò tích cực trong việc phát triển giáo dục, xây dựng cơ cấu hạ tầng và loại bỏ những sự không hoàn thiện về thị trường khác, tức là tạo ra một môi trường thích hợp cho các xí nghiệp kinh tế tư nhân.

Tóm lại quá trình lựa chọn mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản cũng như các nước Mỹ và Đức tuy có phần muộn hơn, nhưng cũng dựa trên một tiền đề tương tự như ở Anh và Pháp, tạo thành nhóm các nước công nghiệp hoá theo mô hình cổ điển rút ngắn. Sự khác biệt chủ yếu của Nhật Bản với các nước đi trước ở chỗ, Nhật Bản đã dựa trên khuôn mẫu và kỹ thuật công nghệ của các nước đi trước để rút ngắn thời gian của các giai đoạn trong toàn bộ hành trình công nghiệp hoá của mình, thông qua cách tiếp cận tổng hợp và đồng bộ về cơ cấu ngành cũng như về các thể chế kinh tế thị trường. Đặc biệt Nhà nước đã đóng vai trò to lớn trong việc khởi động và thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp này.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)