Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam trước đổi mới (giai đoạn 1960-1986)

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 106)

3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu

3.1.1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam trước đổi mới (giai đoạn 1960-1986)

(giai đoạn 1960-1986)

Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là thực hiện một chiến lược nhất quán được xác định từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) và có điều chỉnh, bổ sung chút ít trong các Đại hội IV, (12/1976), V( 1981) và các hội nghị Trung ương Đại hội Đảng lần thứ II đã chỉ rõ : “ Muốn cải tiến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường CNHXHCN. Vì vậy CNHXHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta” và chủ trương của Đảng ta về công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc là : xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiên đại và nông nghiệp hiện đại.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1961 – 1964, công nghiệp hoá ở miền Bắc đã được tiến hành với nhịp điệu khẩn trương trong điều kiện hoà bình và thu được kết quả đáng ghi nhận. Năm 1965 so với 1955 vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong công nghiệp tăng 6lần ; giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 9,2 lần ; trong khi đó đầu tư cơ bản cho nông nghiệp chỉ tăng 1,96 lần và tổng giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 1,6 lần.

Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Trước tình hình mới đó Đảng và Nhà nước ta đã chủ

trương chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với thời chiến, đồng thời vẫn đảm bảo phương hướng lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá. Đảng ta chủ trương vừa chú trọng đúng mức xây dựng kinh tế trung ương vừa lấy xây dựng kinh tế địa phương làm trọng tâm, vừa sản xuất vừa chiến đấu.

Dù trong hoàn cảnh phải đánh trả hai lần chiến tranh phá hoại ác liệt, phải tập chung sức người, sức của cho giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, miền Bắc vẫn tiếp tục phát triển kinh tế -xã hội tiếp tục công nghiệp hoá và đã đạt được thành tựu : “ Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được xây dựng một bước. Đã có những cơ sở đầu tiên của công nghiệp nặng. Năng lực các ngành công nghiệp, giao thông ,xây dựng đều đã tăng so với trước chiến tranh ”.

Nếu trong thời kỳ 1961 -1965 tốc độ tăng bình quân hàng năm của tài sản cố định là 15,5% thì trong suốt thời kỳ chiến tranh phá hoại (1966-1970) tốc độ vẫn là 12,2%. Tài sản cố định 1975 so với năm 1960 : Trong công nghiệp tăng 4,5 lần, trong nông nghiệp tăng 6 lần.

Cơ cấu công nghiệp đã có sự phát triển và chuyển dịch. Những cơ sở đầu tiên của ngành công nghiệp nặng quan trọng đã được xây dựng và phát triển như : Điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng …Tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp nhóm A nhanh hơn tốc độ phát triển chung của toàn ngành công nghiệp. Năm 1957 so với năm 1955 giá trị sản phẩm ngành điện lực gấp 22,3 lần, của ngành cơ khí gấp 59,8 lần và ngành hoá chất gấp 79,1 lần, trong lúc toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 16,2 lần. Trên miền Bắc đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập chung : Hà Nội, Hải

Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh…

Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân xây dựng tăng khá nhanh, là vốn quý, là yếu tố quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá ở thời kỳ này và các thời kỳ sau. Năm 1957 so với năm 1955, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng hơn 129 lần, cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệo gấp hơn 84 lần; công nhân kỹ thuật năm 1975 tăng gấp 6 lần năm 1960. Tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ trong số công nhân viên chức đã tăng từ 2% (1955) đến 3,5% (1960) và 19,5% (1975) . Tỷ lệ công nhân kỹ thuật đã tăng từ 17% năm 1960 lên 53,4% (1975). Riêng trong công nghiệp năm 1975 đã có trên 8.000 cán bộ đại học, 20.000 cán bộ trung học chuyên nghiệp và khoảng 210.000 công nhân kỹ thuật.

Do có chủ trương nôn nóng, chủ quan duy ý chí như trên, cộng với sai lầm trong tổ chức chỉ đạo, trong cơ chế chính sách nên trong thời kỳ 1976 - 1980 nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái khủng hoảng, cơ cấu kinh tế ngày càng trở nên bất hợp lý và mất cân đối nghiêm trọng, nông nghiệp yếu kém không đáp ứng được yêu cầu trong nước, công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng không phát huy được tác dụng. Thời kỳ 1976- 1980 tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng bình quân 1,4%, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0.47% trong khi đó dân số tăng 2,24%một năm; sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm chỉ tăng 0,6%, trong đó công nghiệp quốc doanh giảm 2,6%; sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,9% một năm. Trước tình hình đó từ hội nghị Trung ương 6 (khoá IV) năm 1979 và tiếp đó là đại hội V của Đảng đã nhận thấy cần phải nhận thức đúng hơn vị trí của nông nghiệp và phải bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Đại hội Đảng lần thứ V( 1981 -1985) và những năm 80 là tập trung sự phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp

là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng” Sự điều chỉnh, thay đổi bước đầu trong nhận thức và chủ trương đã có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế -xã hội và công nghiệp hoá. Bình quân hàng năm thời kỳ 1981 -1985 sản xuất công nghiệp tăng 9,5%, sản xuất nông nghiệp tăng 5,3% cơ cấu công nghiệp trong thu nhập quốc dân sản xuất vẫn được tăng từ 20,2% (1980) lên 30% (1985)

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)