3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu
3.2.2 Xây dựng kế hoạch và dự báo kinh tế của Chính phủ
Trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn và hoạch định các chính sách, công tác quan trọng hàng đầu ở Nhật Bản là công tác dự báo kinh tế. Nó được thể hiện bởi nhiều viện nghiên cứu của cả Chính phủ và tư nhân. Các cơ quan này có nhiệm vụ nghiên cứu các diễn biến tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, dự báo xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và kinh tế Nhật Bản.
Từ đó đưa ra những kiến nghị cho Chính phủ Nhật Bản khi đưa ra các chính sách cụ thể. Đây là một kinh nghiệm rất quí báu cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta cần xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực để có thể xây dựng được những kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn và dự báo được xu thế phát triển của kinh tế thế giới, qua đó đề suất được những biện pháp khả quan nhất với Chính phủ khi ban hành những chính sách điều tiết nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế một cách thần kỳ của Nhật Bản, Việt Nam phải chia sẻ một cách hợp lý vai trò của nhà nước và thị trường trong thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, trong đó thị trường chịu sự điều tiết của Nhà nước. Sự chia sẻ này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của thị trường và năng lực điều tiết của Nhà nước. Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn và phù hợp khi can thiệp vào kinh tế, tuỳ từng giai đoạn cần can thiệp trực tiếp hay can thiệp gián tiếp. Việc can thiệp của nhà nước dù có cần thiết và mạnh như thế nào thì nền tảng đó cũng vần phải dựa trên nền tảng của thị trường, không được phép chủ quan duy ý chí. Ngày nay nhìn lại trong hai ngành than và thép được chính phủ Nhật Bản can thiệp rất mạnh trong thời kỳ sau chiến tranh, nhưng chỉ có ngành thép là phát triển thành công, còn ngành than đi đến suy tàn vì sự can thiệp đó không tính đến thị
trường. Trong khi đó nhiều ngành không hoặc được nhận ít hỗ trợ và bảo hộ của Nhà nước thì lại phát triển nhanh chóng, như điện ,điện tử, cơ khí….