Nhật bản đã xây dựng được một Chính phủ có năng lực, không có tham nhũng và biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 86)

3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu

2.3.1.1 Nhật bản đã xây dựng được một Chính phủ có năng lực, không có tham nhũng và biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu

có tham nhũng và biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, các thiết bị công nghiệp của Nhật Bản đã hầu hết bị tàn phá, nhưng vốn liếng về con người, chất xám tích luỹ được từ thời Minh Trị thì vẫn còn giữ được. Những kinh nghiệm quản lý xí nghiệp, đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ giáo dục cao của dân chúng và kinh nghiệm của chế độ dân chủ…không phải thứ một sớm một chiều có thể tạo ra được. Đó là điểm khác cơ bản với trường hợp các nước đang phát triển bắt đầu bước vào phát triển kinh tế.

Số người nước ngoài nhiều hơn số người ở Nhật Bản, coi sự tài ba của người lãnh đạo ( quan chức ) ở Nhật Bản chính là nguyên nhân quan trọng, trong phát triển kinh tế nói chung và trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nói riêng. Sau khi đăng bài “ Nhật Bản - đất nước đáng kinh ngạc ” trên tờ London Economics với nội dung trên. 5 năm sau vào năm 1967, tờ báo này lại ra số đặc biệt với chủ đề : “ Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc ” , trong đó nêu ra 7 chìa khoá giúp cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển. Một trong 7 chìa khoá đó là “ Lãnh đạo rất có tài ”. Nhà báo Thụy Điển, Hocan Hedobagu năm 1969 có viết cuốn “ Sự thách thức của Nhật Bản ” và là cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới. Trong đó tác giả có nêu ra 25 yếu tố tạo ra sự phát triển. Yếu tố thứ hai có nêu lên đội ngũ lãnh đạo có năng lực, cụ thể là các quan chức hành chính trong Chính phủ Nhật Bản hiểu biết các vấn đề kinh tế sâu sắc hơn các quan chức ở các nước phương Tây. Tác giả còn viết rằng : lãnh

đạo có năng lực sẽ tạo được sự tin tưởng. Những gì có được ở Nhật Bản đều được hình thành thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và tư nhân mà Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển hằng mơ ước. Khó có thể kể hết được sự ca ngợi của người nước ngoài đối với sự tài ba của các quan chức Nhật Bản.

Vì sao Chính phủ Nhật Bản lại lựa chọn được một đội ngũ quan chức có năng lực, tài ba và không có tham nhũng như vậy? Tờ London Economics còn viết rằng vì Chính phủ Nhật Bản đã mạnh dạn lựa chọn và đề bạt những người còn tương đối trẻ đứng đầu các cơ quan hành chính, hơn nữa sau khi về hưu họ còn được chuyển sang công tác tại giới kinh tế, kinh doanh, do đó nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học có bằng loại ưu thi nhau lao vào xin việc làm ở các cơ quan Chính phủ. Trong tác phẩm của mình với nhan đề “ Nguyên nhân căn bản giúp cho nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh phát triển nhẩy vọt ”, ông Kamey Takahashi viết như sau : “ Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng, chính phủ chúng ta đã kiên quyết bảo vệ lợi ích đất nước trước chính sách chiếm đóng của Mỹ. Chính phủ đã thật sự hiểu được vai trò của mình là tổ chức cho sự phát triển kinh tế nước nhà trước một kỷ nguyên mới. Từ góc độ đó thông qua các cuộc thương lượng với quân đội chiếm đóng Mỹ về chính sách có tính chất tiến bộ đối với Nhật Bản, các quan chức của ta đã không theo tính chất bảo thủ, thử thách qua các tư duy tiến bộ cải cách nhất. Ít ra họ cũng có khả năng giải quyết một cách linh hoạt với sự tính toán phù hợp nhất trước tình hình mới ”[5.Trang 30]. Trong giai đoạn ký kết Hiệp ước hoà bình vào tháng 4 năm 1952, vai trò của giới lãnh đạo ưu tú đã phát huy được tác dụng rất lớn.

Vai trò của các quan chức đóng góp vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh được thể hiện ở ba mặt sau đây :

Một là sự hướng dẫn hành chính, sự lãnh đạo hành chính là một đặc điểm của Nhật Bản và mọi người đều biết. Thuật ngữ “ghseishido” ( Sự hướng dẫn hành chính ) nổi tiếng đến mức cứ để nguyên phiên âm tiếng Nhật Bản, các nhà nghiên cứu Nhật Bản ở nước ngoài cũng hiểu. Việc các quan chức có quyền lực lãnh đạo đối với hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân là điều ở nước này cũng có thể thấy được, nhưng ở Nhật Bản vai trò đó là đặc biệt rõ.

Việc chế định pháp luật được tiến hành dưới sự lãnh đạo của các quan chức, cả các thông tư và chỉ thị của Bộ. Phạm vi để họ tự quyết định khá rộng rãi. Trên cơ sở quyền hạn giám sát nói chung, các quan chức có thể tham gia ý kiến đến cả những vấn đề không thuộc quyền hạn về mặt pháp lệnh. Ví dụ : trong thời kỳ kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao vào năm 1960, sự cạnh tranh trong đầu tư thiết bị có nguy cơ đi quá xa, không ít những trường hợp Chính phủ qui định cả đến kim ngạch đầu tư và thứ tự xí nghiệp nào đầu tư thiết bị trước.

Lý do để có khả năng đó chính là sự tin tưởng vào kiến thức và năng lực của các quan chức, ở sự trong sáng và công bằng và tập quán các xí nghiệp tư nhân phục tùng sự lãnh đạo của các cơ quan chính phủ.

Vai trò thứ hai hiện nay của các quan chức là hoạch định kế hoạch. Ngoài việc họ phải lập kế hoạch tổng hợp, như kế hoạch tăng thu nhập và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Các quan chức trong các Bộ còn phải lập các kế hoạch trong lĩnh vực Bộ mình quản. trong quá trình hoạch định này, thường lập ra cơ quan tư vấn tập hợp các chuyên gia lẫn các xí nghiệp tư nhân

và coi đó là cách để tập hợp kiến thức và đạt tới sự thoả thuận. Trong hầu hết các trường hợp lãnh đạo kế hoạch là quan chức.

Vai trò thứ ba là hình thành mục tiêu phải đạt tới trong tương lai. Bước vào thập kỷ 1970 quyền kiểm soát của các cơ quan bộ bị thu hẹp lại, do đó các quan chức đã phát huy năng lực lãnh đạo thông qua việc hoạch định mục tiêu đối với kế hoạch phát triển kinh tế và ngành trong tương lai. Về điểm này cơ quan có chuyển biến rõ rệt nhất là Bộ công nghiệp và mậu dịch quốc tế ( M I T I ). Bộ Công nghiệp và Mậu dịch Quốc tế công bố “ Chính sách kinh tế ” của mình trong những năm 1970, trên cơ sở đó, năm 1974 đã hoạch định “ Kế hoạch phát triển dài hạn các ngành công nghiệp ”. Những kế hoạch có tính định hướng này sớm chỉ ra cho nền kinh tế Nhật Bản phải chuyển biến theo hướng phát triển kinh tế có sử dụng nhiều chất xám, đồng thời tác động ít nhiều đến cách tư duy của từng ngành.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)