Mâu thuẫn xã hội gay gắt

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 95)

3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu

2.3.2.2 Mâu thuẫn xã hội gay gắt

Một trong những đòn bẩy chủ yếu của sự phát triển kinh tế Nhật từ 1953 đến 1973 là trình độ tích luỹ cao. Nhưng tích luỹ ở Nhật lại chủ yếu dựa

trên cơ sở bóc lột nhân dân lao động, làm cho mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với quần chúng lao động ngày càng gay gắt. Khi bàn về kế hoạch phát triển quân sự 5 năm lần thứ tư, một nhân vật cao cấp trong chính quyền Nhật cho rằng, điều đáng ngại chính là sự lật đổ bên trong chứ không phải là sự tấn công của bên ngoài. Tư bản độc quyền Nhật mong làm dịu sự phản kháng âm ỷ này bằng những kế hoạch phát triển cũng rất “thần kỳ” trong tương lai. Họ nghĩ rằng, con số 11.265 đô la thu nhập trên một năm tính theo đầu người ( bằng Thuỵ Điển) vào năm 1988 do họ nêu ra, có thể làm cho người dân Nhật quên hết mọi căng thẳng, tiếp tục “nhẫn nhục” chịu đựng để tiếp tục làm việc như trước đây. Nhưng những lời quảng cáo cho những kế hoạch này của các nhà Tư bản Nhật đã ngày càng không còn sức hấp dẫn đối với người dân Nhật nữa. Họ không những thờ ơ, hoài nghi, mà còn bất bình với những con số đó. Vì 20 năm phát triển “thần kỳ” đã làm cho họ thấy rõ: họ đã được những gì?

Sau 20 năm kinh tế phát triển “Thần kỳ” người dân Nhật không khó chịu sao được khi nhận ra Nhà nước tư bản độc quyền đã bắt họ đóng thuế nặng nề hơn, trong khi đó những phúc lợi công cộng Nhà nước phải trả lại họ lại ít ỏi, ít hơn hầu hết các nước Tư bản phát triển khác. Sau chiến tranh, mỗi gia đình người Nhật bình quân hàng năm phải nộp khoảng 13,5% thu nhập vào các khoản thuế, ở Mỹ, Pháp tỷ lệ này là khoảng 4%. Nhưng hàng năm Nhà nước Nhật chỉ chi 5,7% thu nhập quốc dân cho các mục tiêu xã hội, trong khi đó ở Mỹ Nhà nước chi 8%, ở Anh là 14,6%, ở Thuỵ điển 15,6%, ở Pháp là 20,3% và ở CHLB Đức là 21%. Tiền học ở Nhật rất đắt và tăng vùn vụt, nhanh hơn tốc độ tăng giá một số loại thực phẩm. Tình trạng này đã và đang dẫn đến sự phẫn nộ của quần chúng lao động nói chung và của giới học sinh, sinh viên nói riêng. Khi tàn tật, người lao động Nhật hàng tháng chỉ nhận được 7,5 đô la, tiền trợ cấp của Nhà nước – số tiền gần như không có ý

nghĩa đối với việc duy trì mức sống tối thiểu. Khi ốm đau, người lao động Nhật vẫn phải bỏ tiền ra chữa bệnh, và cũng như tiền học, giá tiền chữa bệnh ở Nhật cũng đắt và tăng rất nhanh. Lúc tuổi già, người lao động Nhật lại phải đi xin việc, mặc dù biết rằng sẽ chỉ nhận được đồng lương thấp hơn nhiều so với khi chưa về hưu, vì tiền hưu cao nhất chỉ bằng 4 năm lương. Số tiền đó mất giá nhanh do tình trạng giá cả tăng vọt. Dù gửi ngân hàng, quỹ tiết kiệm họ cũng không tránh khỏi sự mất giá này, vì tỷ lệ lãi thấp hơn so với tốc độ tăng giá cả. Giỏi lắm người về hư chỉ có thể sống bằng khoản tiền đó trong vòng 3 năm. Theo cách tính của Hakan Hedberg thì một người biết lo xa, muốn có đủ tiền sống trong 10 năm sau khi về hưu , ngay từ năm 22 tuổi, anh ta phải liên tục gửi tiết kiệm 50% tiền lương; nếu đến năm 52 tuổi mới giật mình nghĩ đến cuộc sống về già thì anh ta phải gửi tiết kiệm 70%; nếu đến năm 42 tuổi mới nghĩ đến thì anh ta phải gửi tiết kiệm 80% tiền lương.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)