3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH
Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX coi phát triển nguồn nhân lực vừa là chiến lược quan trọng lâu dài, vừa là điểm đột phá phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm quí báu của Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hoá, trước hết chúng ta cần có phương hướng và giải pháp đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
- Chính phủ phải định hướng mô hình phát triển kinh tế dựa trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, đây là một trong những yếu tố quyết định phương hướng và nội dung cải cách giáo dục.
- Cải cách căn bản chương trình giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục mới phải đáp ứng được mục tiêu, tạo nền tảng tri thức để thực hiện mô hình công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn phù hợp với yêu cầu mới của thời đại toàn cầu hoá và kinh tế chi thức.
- Có chương trình ưu tiên thiết lập rộng khắp cơ sở hạ tầng phù hợp cho hệ thống giáo dục, đào tạo với chi phí tiếp cận rẻ, trên nguyên tắc và nội dung mới.
- Cách dậy và học cần chuyển mạnh sang hướng trang bị các phương pháp thu nhận, sử lý thông tin và tri thức. Phát triển năng lực xác định và giải quyết vấn đề.
- Thiết lập thị trường lao động và thị trường sản phẩm khoa học công nghệ, thông qua đó để mối liên hệ giữa cung cấp nhân lực được đào tạo với nhu cầu sử dụng nhân lực sẽ được thiết lập và trở nên chặt chẽ.
- Chính phủ cần lựa chọn hướng phát triển khoa học công nghệ ưu tiên gồm 4 chương trình sau : Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hóa.
- Chính phủ cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thực hành trẻ có năng lực, kết hợp đào tạo những chuyên gia thực hành trẻ có khả năng tiếp nhận, áp dụng và thích ứng và thích ứng nhanh với công nghệ mới.
- Chính phủ phải tạo dựng sự gắn kết có hiệu quả giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ với các nhu cầu kinh tế – xã hội. Đây chính là việc Chính phủ phải định hình đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, vì nó sẽ đóng vai trò quyết định cho sự gắn kết giữa khoa học kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội.
KẾT LUẬN
Thành công trong phát triển kinh tế cũng như trong quá trình CNH, HĐH đưa đất nước tiến lên văn minh hiện đại của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua, có được thành công này trong đó vai trò của Chính phủ Nhật Bản mang tính chất quyết định, sự tác động của các chính sách đúng đắn đã làm chuyển biến nhanh chóng đất nước Nhật Bản sau chiến tranh, đang suy sụp, kiệt quệ về kinh tế vùng đứng lên trở thành một siêu cường kinh tế Thế giới. Chính phủ Nhật Bản với đội ngũ lãnh đạo đất nước tài năng và có năng lực đã đưa ra được các quyết sách và những biện pháp để điều hành nền kinh tế đất nước rất hiệu quả, mang lại sự phục hồi và chấn hưng nền kinh tế, từng bước đưa Nhật Bản thoát dần khỏi khủng hoảng và tiến lên trở thành siêu cường quốc kinh tế với một đất nước văn minh hiện đại và có cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại vào bậc nhất Thế giới.
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của nước ta, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. CNH, HĐH là con đường tất yếu mà Đảng ta đã chọn để đưa đất nước Việt Nam tiến lên trở thành một Quốc gia văn minh hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế đang được đẩy nhanh tạo ra những áp lực không nhỏ và những thách thức to lớn cho quá trình CNH, HĐH của Việt Nam. Chính vì vậy vai trò của Chính phủ Việt Nam mang tính chất quyết định, là người đề ra các chính sách, phác thảo ra lộ trình và những mục tiêu và bước đi cụ thể cho nền kinh tế đất nước, điều đó chính là tiền đề cho sự thành công hay thất bại của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
Với những nghiên cứu về vai trò của Chính phủ Nhật Bản trong quá trình CNH, HĐH, đề tài đã đưa ra được những thành công, những hạn chế và đúc rút được một số kinh nghiệm về vai trò của Chính phủ Nhật Bản trong
quá trình CNH, HĐH đất nước, cũng như đánh giá được thực trạng nền kinh tế, một số thành công và hạn chế của Việt Nam trong quá trình đổi mới kinh tế. Qua đó chúng ta có thể nhận thấy những điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai đất nước, rút ra được một số kinh nghiệm để đề xuất một số gợi ý nhằm đóng góp cho quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đề tài hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, cũng như quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, khi đất nước đang đứng trước những thách thức to lớn trong xu thế toàn cầu hoá trên toàn Thế giới.