KHÁI QUÁT KINH TẾ NHẬT BẢN KỂ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 43)

* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển

2.1 KHÁI QUÁT KINH TẾ NHẬT BẢN KỂ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ

LẦN THỨ 2

Nhật Bản là một nước bao gồm nhiều quần đảo nhỏ trong vùng gió mùa Châu Á, nền kinh tế Nhật Bản từ lâu dựa vào hai ngành nông nghiệp và nghư nghiệp. Hai ngành này cung cấp hầu hết nguồn lương thực và thực phẩm cho cả nước. Nhật Bản đã tìm cách duy trì khả năng tự cung cấp lương thực, thực phẩm theo phương thức phát triển thâm canh nông nghiệp, với cây lúa đóng vai trò chủ chốt và đánh bắt hải sản dọc bờ biển. Tuy nhiên mô hình này của Nhật Bản đã có thay đổi căn bản do sự phát triển công nghiệp và ngoại thương từ thời Minh Trị. Đặc biệt là từ thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ

II, các ngành công nghiệp sản xuất đã trở thành trọng tâm của nền kinh tế thay cho ngành nông nghiệp, mặc dù vậy ngành nông nghiệp cũng không mất đi tầm quan trọng của nó. Sự phụ thuộc vào những nguồn thực phẩm nhập khẩu đã tăng lên, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và số người làm nghề nông giảm đi một cách nhanh chóng. Trong thập kỷ 50 của thế kỷ XX nông dân chiếm 45% tổng số người lao động, nhưng đến năm 1995 chỉ còn 5,3%. Song song với sự thay đổi này là những tiến bộ đáng kể về cơ giới hoá và hợp lý hoá trong canh tác và quản lý trong nông nghiệp. Ngành ngư nghiệp cũng đã bắt đầu có sự thay đổi do việc sử dụng các tầu đánh bắt có động cơ. Các tầu thuyền ngày càng lớn hơn và mở rộng khu vực hoạt động, từ vùng ven đến vùng xa bờ và ra đại dương. Cho đến những năm 80 của thế kỷ XX sản lượng đánh bắt hải sản của Nhật Bản luôn ở vị trí dẫn đầu thế giới.

Kể từ thời Minh Trị chính sách của nhà nước Nhật Bản luôn khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp. Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ dần dần tới công nghiệp nặng, chính sách này đã đưa Nhật Bản thành một nước công nghiệp hiện đại, dẫn đầu Châu Á. Trong chiến tranh Thế giới thứ II nền kinh tế Nhật Bản bị suy thoái nặng nề, đến những năm 50 của thế kỷ XX nền kinh tế mới được phục hồi. Điều này do Chính phủ Nhật Bản đã có những đường lối đúng đắn trong quá trình phục hồi kinh tế và tiếp tục thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, Chính phủ Nhật Bản đã cho xây dựng nhanh chóng và phục hồi lại các nhà máy bị phá huỷ trong chiến tranh, đầu tư thêm các dây truyền sản xuất hiện đại với thiết bị tiên tiến và hiệu quả nhất. Vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ II, công nghiệp nặng phát triển ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là các khu công nghiệp vùng duyên hải. Chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn Nhật Bản đã trở thành một nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Sự thành công này gắn với mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản, vốn bao gồm vô số các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổ chức lao động đặc thù và các chính

sách kinh tế của Chính phủ, nhất là chính sách kinh tế đối ngoại đã làm cho ngoại thương Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

2.1.1 Thời kỳ phục hồi kinh tế và xây dựng nền tảng công nghiệp của Nhật Bản sau chiến tranh (Giai đoạn 1945-1955 )

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)