3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu
2.3.2.4 Sự bùng nổ của các mâu thuẫn do can thiệp của Chính phủ Nhật Bản
Bản
Bước vào thập kỷ 70, nền kinh tế Nhật Bản đã đứng trước nhiều mâu thuẫn cực kỳ gay gắt, hậu quả của chính sách phát triển cao vì lợi ích của Tư bản độc quyền. Nhưng cũng chính ở thời điểm này, ở Nhật Bản lại nở rộ các trương trình dài hạn về phát triển kinh tế – xã hội. Tuyên truyền giùm beng cho viễn cảnh huy hoàng của nền kinh tế Nhật.
Tháng 5 năm 1970, Nội các Nhật Bản đã công bố kế hoạch 6 năm phát triển kinh tế – xã hội (1970,1971-1975,1976). Theo kế hoạch này, tốc độ tăng thực tế trung bình hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân là 10,6%, còn sản phẩm công ghiệp sẽ tăng 12% hàng năm. Cũng trong tháng 5 năm 1970 Cục kinh tế Nhật đã thay đổi dự kiến cũ và công bố dự kiến mới về kế hoạch phát triển kinh tế 1968 – 1985. Theo kế hoạch này tốc độ tăng thực tế bình quân hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân từ 1968 đến 1985 là 11,9%, từ năm 1975 đến 1980 : 11,6%.
* Những cơ quan kinh tế của Chính phủ và của các tổ chức độc quyền Nhật Bản đã thay đổi dự kiến ban đầu một cách quá dễ dàng theo hướng quá lạc quan.
* Những dự kiến này được xây dựng trên cơ sở những con tính nhân và cộng đơn giản, trên cơ sở chỉ số phát triển cao của những năm 1960, không nghiên cứu đến những khó khăn, những mâu thuẫn đã xuất hiện trong nền kinh tế Nhật Bản. Điều này đã được Makot Usami giám đốc ngân hàng Nhật
Bản thừa nhận qua sự phản ứng của ông ta đối với dự kiến của Fukuda : “ Tôi thông cảm với nguyện vọng của Bộ Tài chính là muốn thấy nền kinh tế Nhật lớn mạnh, nhưng thực tế chúng ta không biết mảy may một chút gì về những điều sảy ra trong những năm tới. Từ trước đến nay chưa bao giờ có và cũng không thấy có ở bất cứ một nơi nào trên thế giới, một Bộ Tài chính lại cho công bố những sự tính toán chỉ dựa trên những hy vọng, những ước mơ ”.
* Những dự kiến phát triển trên mang tính chất tuyên truyền nhiều hơn là những dự kiến có tính chất khoa học. Chiến dịch tuyên truyền cho tương lai huy hoàng của nền kinh tế Nhật, trước hết là do những chính sách đầy tham vọng muốn giành lấy ghế Thủ tướng của Fukuda. Nhưng cũng là do các nhà Tư bản độc quyền, những thế lực đang say vì lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy. Các nhà Tư bản dùng cách đưa ra một viễn cảnh “Huy hoàng” để xoa dịu mọi mâu thuẫn giai cấp, mọi mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt trong lòng nước Nhật. Mục đích mị dân của những dự đoán tương lai trên của các nhà Tư bản độc quyền đã bị Hakan Hedberg vạch trần qua cách tóm tắt một cách hài ước nội dung bức thông điệp chính trị của Fukuda : “ …Hãy cố gắng chịu đựng tiếng huyên náo ồn ào, chịu đựng nạn ô nhiễm, vì trong 20 năm nữa chúng ta sẽ giầu có, tất cả chúng ta sẽ trở thành nhà đại Tư bản cả! ”.
Nguồn Tư bản nước ngoài tăng nhanh do Nhật ngày càng phải mở rộng phạm vi tự do hoá đối với Tư bản nước ngoài. Nhưng theo các chương trình bành trướng của Nhật, thì nguồn Tư bản trong nước chạy ra ngoài cũng ngày càng nhanh và nhiều hơn nguồn Tư bản nước ngoài tràn vào. Sự vận động trái ngược đó tất nhiên làm cho vai trò kích thích kinh tế của nguồn Tư bản nước ngoài không lớn như trước đây.
Trong vấn đề sử dụng vốn, như trên đã đề cập, chạy theo mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư cao nhất thế giới, chủ nghĩa tư bản Nhật đã đẩy nền kinh tế đến những sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất với cơ cấu hạ tầng cũng như với khả năng giải quyết vấn đề nguyên nhiên liệu, giữa công nghiệp với nông nghiệp và đem đến cho xã hội Nhật những tai hoạ. Thủ tiêu sự mất cân đối và những tai hoạ đó trở thành vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế Nhật nếu muốn nó tiếp tục phát triển bình thường, nhưng giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi phải bỏ nhiều vốn vào những lĩnh vực trên, những lĩnh vực kinh doanh không đem lại lãi nhiều cho chủ nghĩa Tư bản Nhật. Như vậy, cái lợi thế về hiệu quả vốn đầu tư cao nhất thế giới cũng giảm bớt.
Nguy cơ đe doạ nền kinh tế Nhật còn lớn hơn do việc nhập khẩu nguyên liệu của nó trong những năm 50, 60 chỉ tập trung vào một số vùng luôn là những điểm nóng của thế giới. Đó là Trung Cận Đông cung cấp tới 76% nhu cầu về mặt dầu lửa của Nhật, đó là Đông Nam Á cung cấp cho Nhật 16,5% dầu hỏa, 30% đồng, 12% kẽn, 37% gỗ, 100% thiếc và cao su thiên nhiên. Hơn nữa, đến đầu những năm 70, do Nhật hầu như không có một công ty độc quyền nào trực tiếp tham gia khai thác dầu ở nước ngoài, nói chung nó phải mua lại của các công ty độc quyền Mỹ, Anh tới trên 90% nhu cầu về dầu. Có thể nói, Nhật đã phụ thuộc hai lần vàobên ngoài đối với một số nguyên nhiên liệu chiến lược.
Những cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới trong thập kỷ 70 đã phơi bày toàn bộ điểm yếu trên của nền kinh Nhật. Cuộc khủng hoảng dầu hoả tháng 10/1973 đã làm cho Nhật thiệt hại 14,4 tỷ Đô la. Cuộc khủng khoảng 1970-1980 đã làm cho Nhật thiệt hại thêm 34 tỷ Đô la nữa. Về vấn đề thị trường, những nhân tố thúc đẩy thị trường trong nước mở rộng nhanh , kích thích sản xuất phát triển ở đây như : yêu cầu phục hồi của nền kinh tế, sự tăng
nhanh số người làm công ăn lương do cơ cấu nông nghiệp cũ bị phá vỡ, những cải cách kinh tế và những cải cách dân chủ trong những năm đầu sau chiến tranh không còn nhiều tác dụng. Xu hướng tăng lương có thế coi là một nguyên nhân mở rộng thị trường trong nước. Nhưng nhân tố này không lớn, vì nó bị chính mục đích của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa hạn chế. Do đó, khoản cách giữa năng lực sản xuất tích luỹ được với khả năng tiêu thụ của thị trường trong nước sẽ ngày càng lớn. Sự phát triển của Nhật ngày càng tuỳ thuộc vào khả năng phát triển xuất khẩu. Nhưng khả năng này không lấy gì làm sáng sủa. Trước hết, khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nhật có được nhờ bóc lột quần chúng lao động một cách gay gắt hơn nhiều nước tư bản phát triển khác giảm dần do xu hướng tăng lương ở trong nước. Hơn nữa, những mặt hàng đòi hỏi nhiều lao động rẻ của Nhật trước đây đã bị các loại hàng này của các nước đang phát triển cạnh tranh, vì các nước nà có ưu thế hơn Nhật về lương thấp. Nhưng nhân tố hạn chế khả năng xuất khẩu lớn nhất đối với Nhật chính là những khó khăn kinh tế của bản thân các nước tư bản. Sự thiếu hụt thường xuyên trong cán cân ngoại thương, cán cân thanh toán cũng như tình trạng nợ nước ngoài quá nặng nề của các nước đang phát triển đã làm cho những nước này khó có khả năng mở rộng nhập khẩu hàng hoá của Nhật. Các bạn hàng lớn của Nhật là Mỹ và Tây Âu đều bất bình với sự bành trướng của Nhật, ngày càng công khai chống lại chính sách buôn bán của Nhật.
Vai trò và khả năng điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Nhật tiếp tục được tăng cường, và ngày càng có thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên khả năng điều chỉnh kinh tế của Nhà nước đã bị hạn chế nhiều mặt. Trước hết là do tỷ lệ vốn của Nhà nước bỏ vào sản xuất giảm dần. Nhưng quan trọng hơn là phải thấy rằng mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghiã làm cho những sự điều chỉnh kinh tế của Nhà nước chỉ có tác dụng kích thích sản
xuất và hoà hoãn các mâu thuẫn một cách tạm thời, trên cơ sở làm tăng dần tính gay gắt của các mâu thuẫn đó. Bước vào những năm 70, Nhật đứng trước nhiều vấn đề khó giải quyết : nạn lạm phát mâu thuẫn gay gắt giữa độc quyền với không độc quyền, giữa tư bản với vô sản.
CHƯƠNG 3
VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN ĐỂ GÓP PHẦN ĐẨY NHANH SỰ NGHIỆP CNH, HĐH Ở VIỆT NAM