3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu
3.1.1.2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam sau đổi mới (giai đoạn 1986 đến nay)
(giai đoạn 1986 đến nay)
Đây là giai đoạn có sự đổi mới toàn diện và đồng bộ về cả nhận thức, quan điểm và về tổ chức chỉ đạo thực hiện Đại hội lần thứ VI đã xác định rõ những quan điểm, chủ trương và phương hướng đổi mới kinh tế -xã hội ở nước ta trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH. Đại hội chỉ rõ : “Tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN”. Trong chặng đường tiếp theo và “ Trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986- 1990 phải thực sự tập trung sức người , sức của vào thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu…”. Thực hiện chương trình mục tiêu thực chất đó cũng là chuyển hướng chiến lược công nghiệp hoá từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm.
Trước những quan điểm và chủ trương đổi mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hoá bằng cơ chế và các chính sách biện pháp thực hiện đó là : chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chính sách kinh tế đối ngoại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tài chính - tiền tệ kiềm
chế lạm phát, chuyển cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Nhờ vậy, mặc dù có “cú sốc” lớn là Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã làm mất đi khoản viện trợ khoảng 1 tỷ đô la năm bằng gần 7% GNP và mất đi thị trường không chuyển đổi mặc dù Mỹ còn gây khó khăn do tiếp tục chính sách cấm vận, nhưng nền kinh tế đã vượt qua trạng thái suy giảm, giảm lạm phát đáng kể điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tiếp tục công nghiệp hoá. lạm phát từ mức 3 con số: 1986: 587,2% ; 1987 416,7%; 1988 410,9% giảm xuống còn 2 con số: 1989 :30%, 1990: 52,8%. Trong thời kỳ 1986 - 1990 tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng sản phẩm xã hội 4,8%; thu nhập quốc dân 3,9%, giá trị tổng sản phẩm công nghiệp ; 5,2%, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp 3,5%, giá trị xuất khẩu :28%, cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp trong thu nhập quốc dân sản xuất đã có sự điều chỉnh: Công nghiệp: 30%(1985); 23%( 1990), còn nông nghiệp 47,3%(1985); 46,6% (1990).
Cơ cấu công nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng thích hợp và có hiệu quả hơn. Năm 1976 trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngành điện lực chỉ chiếm 3,66%; cơ khí (bao gồm cả điện tử) 9,65%; hoá chất phân bón, cao su ;8,26% thì năm 1990 tỷ trọng tương ứng của các ngành đó là 5,1%; 15,9%; 9,4%. Nếu so sánh giá trị tổng sản lượng công nghiệp của năm 1990 so với năm 1976 thì chỉ số phát triển công nghiệp của cả nước là 2,13 lần, trong đó : Điện lực 2,96 lần, cơ khí 3,52 lần, hoá chất, phân bón cao su 2,13 lần.
Giữa các ngành công nghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B đã bước đầu có sự điều chỉnh trong sự phát triển theo hướng chú trọng thích đáng hơn
đến phát triển các ngành công nghiệp nhóm B để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước và để sử dụng tốt hơn các nguồn lực : vốn, kỹ thuật truyền thống, lao động. Công nghiệp nhóm A chiếm 33,8% (thời kỳ 1976- 1980) „ 33,5% (thời kỳ 1981 - 1985) và 32,9% (1990). Tương ứng với các thời kỳ đó, công nghiệp nhóm B chiếm tỷ trọng 66,2%; 66,5% và 67,1%.
Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá, lực lượng sản xuất bước đầu được giải phóng. Khu vực công nghiệp quốc doanh sau thời gian phải đương đầu với các thử thách quyết liệtkhi chuyển sang cơ chế mới tưởng chừng như không vượt qua nổi ( năm 1989 giảm 2,5% so với 1988 ), nhưng đến năm 1990 công nghiệp quốc doanh đã thích nghi dần với cơ chế mới một số ngành, một số cơ sở chủ yếu là quốc doanh trung ương đã khôi phục được sản xuất và tiếp tục phát triển. Nếu năm 1976 công nghiệp quốc doanh chiếm 68,6% giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước thì năm 1989 chiếm 57,0%, còn công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 31,4%(1976); 43%( 1989).
Đại hội VII cũng xác định mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) là : “ Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế”.
Sự phát triển của công nghiệp trong những năm đổi mới, không chỉ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là ở việc chú trọng hơn tới đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và ở sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất gắn với thị trường trong và ngoài nước, phát triển nhanh các ngành có lợi thế so sánh, các ngành có tác động tích cực đối với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đa dạng hoá các loại hình tổ chức kinh doanh. Ngành dầu khí có sự phát triển vượt bậc, ngành than bước vào thị trường thế giới với khối lượng xuất khẩu vượt 1,6 triệu tấn. Ngành sản xuất
điện phát triển mạnh. Ngành dệt và ngành may phát triển khá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đã có bước tiến mới góp phần đưa sản lượng gạo xuất khẩu đạt triệu tấn.
Nhìn tổng quát trong suốt hơn 30 năm qua, quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã giành được những thành tích và thắng lợi không thể phủ nhận. Đó là :
- Kiên trì thực hiện công nghiệp hoá hiện không chỉ trong những năm hoà bình mà ngay cả trong thời kỳ chiến tranh phá hoại.
- Bước đầu tạo ra cơ sở vật chất -kỹ thuật trong các ngành kinh tế quốc dân nhất là trong công nghiệp. Một số ngành, một số công trình, một số sản phẩm có tác dụng quan trọng đến phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, Như điện khai thác dầu mỏ, xi măng, luyện kim đã được chú trọng đầu tư và năng lực sản xuất tăng nhanh qua các năm.
- Thúc đẩy quá trình thay đổi và phát triển cơ cấu kinh tế từ giản đơn, lạc hậu, trì trệ kém hiệu quả dần dần tiến tới một cơ cấu nhiều ngành, nhiều thành phần.
- Trong những năm đầu của quá trình đổi mới công nghiệp hoá đã mang sắc thái mới, đã có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung và bước đầu đồng bộ hoá, cụ thể hoá bằng cơ chế và chính sách. Do vậy công nghiệp hoá đã được tiến hành phù hợp với hoàn cảnh quốc tế và điều kiện khả năng trong nước, các tiềm năng, nguồn lực của đất nước bước đầu được khơi dậy kinh tế phát triển thực chất hơn.
- Tạo ra nguồn lao động và đội ngũ lao động dồi dào với trình độ dân trí được nâng cao tỷ trọng lao động có trình độ nghề nghiệp, kỹ thuật ngày càng cao.
Có được các thành tích và kết quả đó vào bối cảnh cụ thể của đất nước: Điểm xuất phát ban đầu thấp, chiến tranh kéo dài nhiều năm và để lại hậu quả nặng nề, diễn biến tình hình quốc tế phức tạp, có đột biến và bất lợi… mới thấy hết những thành tựu của công nghiệp hoá mà chúng ta đã đạt được là to lớn và rất có ý nghĩa. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá XHCN ở nước ta hơn 30 năm qua còn nhiều tồn tại, nhược điểm. Những tồn tại chủ yếu là :
- Quá trình công nghiệp hoá diễn ra quá chậm
- Phân công lao động xã hội phát triển chậm chạp. Cơ cấu kinh tế thiếu năng động, hiệu quả thấp, chứa đựng nhiều bất hợp lý, nhiều mặt mất cân đối nghiệm trọng. Chưa kết hợp tốt cơ cấu ngành với cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ trong một trạng thái đồng bộ năng động có hiệu quả để thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ thấp kém, mất cân đối, đổi mới chậm.
- Sự nghiệp công nghiệp hoá phải đương đầu với nhiều khó khăn mâu thuẫn do sai lầm trước đây để lại và do thách thức mới đưa tới. đó là : tỷ lệ thất nghiệp còn cao , đời sống thấp, tỷ lệ tích luỹ và đầu tư thấp, sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn về vốn và thị trường.