3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu
3.2.1 Tạo môi trường thuận lợi và khắc phục những khó khăn ảnh hưởng
tới tiến trình CNH,HĐH ở Việt Nam
Tuy sớm nhận thức được sự cần thiết khách quan phải thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và luôn kiên trì thực hiện công nghiệp hoá XHCN, nhưng nhận thức về công nghiệp hoá XHCN còn đơn giản, phiến diện, dập khuôn máy móc trong áp dụng lý luận và mô hình công nghiệp hoá của Liên Xô. Khi hoàn cảnh, điều kiện thực tế thay đổi, lại chậm điều chỉnh, đổi mới cho thích ứng và đến nay mặc dù đã có điều chỉnh và đổi mới bước đầu song lại thiếu tổng kết thực tiễn đầy đủ và nghiên cứu thấu đáo lý luận về công nghiệp hoá trong điều kiện mới.
Thời kỳ trước 1986 : Mục tiêu côngnhiệp hoá đề ra quá lớn, nội dung rất rộng và toàn diện; công nghiệp hoá lại bắt đầu từ công nghiệp nặng và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng; Công nghiệp hoá kiểu “Khép kín”, “Hướng nội” lấy phát triển theo chiều rộng là chủ yếu, không tạo ra động lực và sức mạnh trong tổ chức thực hiện quá trình công nghiệp hoá. Nóng vội trong cải tạo XHCN, không chú ý thoả đáng đến lợi ích người lao động và tập thể người lao động, triệt tiêu nguồn lực từ thành phần kinh tế tư nhân. Đơn điệu,
chia cắt, hình thức, máy móc, cứng nhắc trong tổ chức các loại hình tổ chức kinh tế và tổ chức sản xuất, kinh doanh. Những việc làm như vậy đã làm giảm nội lực của công nghiệp hoá, chưa làm cho công nghiệp hoá thực sự là sự nghiệp của quần chúng.
Quan niệm về đầu tư còn đơn giản: chỉ chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ bản để làm tăng tài sản cố định, chưa chú trọng thích đáng và gắn nó với đầu tư vào xây dựng cơ sở nguyên liệu và dâu tư vào con người, đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiến bộ. Tỷ lệ đầu tư so với GDP còn thấp (ước tính 10%) GDP trong những năm 1989 - 1991) do khả năng tích luỹ từ trong nước thấp (2,1% GDP) và thiếu cơ chế chính sách hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư từ dân. Tỷ lệ đó cũng là thấp nếu so với các nước đang phát triển và các nước khác.
Bố trí cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý: Chưa chú ý thích đáng đến đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Mặc dù chi tiêu của Chính phủ cho y tế và giáo dục đã tăng trong những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức độ thấp so với các nước đang phát triển khác. Chi cho giáo dục năm 1989 chỉ chiến 1%). Theo tính toán thì tổng mức chỉ tiêu của Chính phủ cho giáo dục ở nước ta năm 1990 là hơn 1 USD / đầu người, trong khi đó ở Trung Quốc là 6,5 USD và Ấn Độ: 11,15 USD / đầu người. Hiệu quả vốn đầu tư thấp do không ít trường hợp có quyết định đầu tư sai, cơ chế cấp phát quản lý vốn vẫn còn mang tính chất bao cấp, thất thoát lãng phí trong xây dựng còn lớn và mang tính phổ biến.
Môi trường và điều kiện cho công nghiệp hoá và phát triển kinh tế - xã hội tuy có được cải thiện bước đầu nhưng chưa phải là đầy đủ, đồng bộ thuận lợi trong điều kiện của phát triển kinh tế thị trường và kết hợp công nghiệp hoá với hiện đại hoá.
Vai trò của Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá và phát triển kinh tế - xã hội tuy có được nâng lên nhưng chưa tương xứng với yêu cầu. Nhà nước giữ vai trò có tính chất quyết định đến thành bại, kìm hãm hoặc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm CNH ở nhiều nước trên thế giới nhất là ở các nước NICs và ASEAN đã cho thấy trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong thời kỳ đổi mới Nhà nước không làm chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh mà chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thông qua: kế hoạch hoá định hướng, tạo mọi trường hợp, điều kiện cho sản xuất kinh doanh, điều tiết, kiểm tra, kiểm soát… So với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì Nhà nước ta hiện nay còn yếu trên các mặt: Hiệu lực quản lý kém, chất lượng của các quyết định chưa cao, kết hợp liên ngành và kết hợp ngành với lãnh thổ trong quản lý, điều hành còn kém; sau khi có cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2000 thì các ngành, các vùng lãnh thổ, các địa phương triển khai xây dựng chiến lược và qui hoạch còn chậm, hoặc có xây dựng được chiến lược, qui hoạch của ngành địa phương, vùng lãnh thổ thì chất lượng và tính khả thi của chúng cũng chưa cao, tình trạng thất thu cho ngân sách xảy ra khá phổ biến, hệ thống chính sách chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở; tính nhất quán, ổn định chưa cao, chưa tạo ra lòng tin của dân…Những mặt yếu kém như vậy cũng làm hạn chế tốc độ và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế -xã hội .