Tập trung cao độ của Chính phủ Nhật Bản cho các ngành ưu tiên gây mất cân đối nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 93)

3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu

2.3.2.1 Tập trung cao độ của Chính phủ Nhật Bản cho các ngành ưu tiên gây mất cân đối nghiêm trọng.

tiên gây mất cân đối nghiêm trọng.

Quá vì lợi nhuận và chạy theo hiệu quả vốn đầu tư cao nhất thế giới, tư bản độc quyền Nhật đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Trước hết, đó là tình trạng tập trung vốn và nhân lực quá đáng và quá nhanh vào một số ít trung tâm công nghiệp. Trong 20 năm qua, tư bản độc quyền Nhật đã dồn vốn vào phát triển công nghiệp hiện đại ở Tokyo, Osaka, Nagoya, làm cho số dân trong 3 trung tâm công nghiệp ở phía Đông nước Nhật tăng lên tới 60 triệu. Có nghĩa là già nửa dân số Nhật sống chen chúc trên 1,25% diện tích cả nước, nâng mật độ dân số ở những trung tâm công nghiệp này lên 4.000 người/km2. Xu hướng phát triển của Nhật sẽ là: nối liền các trung tâm công nghiệp phía Đông nước Nhật thành một khối, lấy Tokyo, Osaka, Nagoya làm trung tâm. Theo dự kiến của giới cầm quyển, trước năm 2000, cái khối liên kết các trung tâm công nghiệp này sẽ tập trung khoảng 80 triệu dân, chiếm 70% dân số. Song song với tình trạng tập trung này, tất yếu phải là sự giảm sút quá nhanh dân ở các khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở những thành phố phía Tây, phía Bắc và phía Nam nước Nhật. Thí dụ năm 1965, trong 21 thành phố dân số tăng thì 20 nằm ở phía Đông nước Nhật,

còn 26 thành phố phía Tây, phía Nam, phía Bắc nước Nhật khoảng giữa những năm 50 có trên 5 vạn dân, đến đầu những năm 70 chỉ còn dưới 3 vạn.

Sự tập trung quá đáng trên đã đẩy nước Nhật đến trước những vấn đề nghiêm trọng không những về mặt kinh tế xã hội mà cả về mặt quân sự nữa. Đó là tình trạng đối lập sâu sắc giữa trình độ hiện đại, tiên tiến ở khu vực phía Đông với tình trạng lạc hậu, kém phát triển ở các vùng phía Bắc, phía Tây và phía Nam nước Nhật. Nhiều nhà kinh tế phương Tây đã nhận xét rằng, ở Nhật có 2 “nước”, “nước” Nhật cũ và “nước” Nhật mới, “nước” Nhật hiện đại và “nước” Nhật lạc hậu chẳng khác gì nước Nhật cằn cỗi trước đây. Vì toàn bộ tiềm lực kinh tế, quân sự đều tập trung trên 1,25% diện tích, nên đó còn là thế sơ hở về quốc phòng. Nhưng vấn đề nan giải nhất là tình trạng “Mất an ninh” ở các trung tâm công nghiệp. Sự tập trung quá nhanh bất chấp mọi điều kiện sống tối thiểu của dân chúng ở các khu trung tâm công nghiệp đã khoét sâu sự bất bình của quần chúng. Ở đây, trường học thiếu, công viên thiếu, tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, tình trạng mất vệ sinh do thiếu hệ thống cống rãnh đã đến mức báo động, tình trạng ô nhiễm nước và không khí đã gây tử thương hàng loạt…Từ đó dẫn đến nguy cơ khủng hoảng xã hội và khủng hoảng chính trị.

Một biểu hiện khác của tình trạng mất cân đối nghiêm trọng đang tác động nguy hại đến nền kinh tế Nhật nữa là sự mất cân đối trong nền tài chính – tín dụng. Vốn kinh doanh của các xí nghiệp độc quyền Nhật phần lớn là tiền đi vay thường gấp đôi số vốn của bản thân xí nghiệp. Lối kinh doanh này đã và đang làm tăng sự bấp bênh của nền kinh tế Nhật. Ngoài nguy cơ nhiều công ty bị phá sản khi một công lớn bị vỡ nợ, nền kinh tế Nhật còn bị nạn lạm phát uy hiếp nghiêm trọng. Để có thể cung cấp tài chính cho các tổ chức độc quyền mở rộng kinh doanh, Nhà nước Nhật đã phát hành thêm nhiều giấy

bạc. Giá cả ở Nhật tăng nhanh hơn các nước tư bản công nghiệp khác. Nếu chỉ số giá hàng tiêu dùng và chi phí phục vụ năm 1960 là 100 thì đến năm 1969 chỉ số này ở Nhật là 164, so với 123,9 ở Mỹ, 139,8 ở Anh. Mấy tháng đầu năm 1970, giá hàng tiêu dùng tăng với tốc độ 8,5%. Thủ tướng Nhật Bản Xatô phải khẩn cấp tìm biện pháp ngăn chặn. Điều đáng chú ý nữa là, giá cả các mặt hàng cần thiết nhất đối với nhân dân lại tăng nhanh nhất, làm cho đời sống của quần chúng lao động gặp rất nhiều khó khăn. Thí dụ, trong khi chỉ số giá hàng tiêu dùng và chi phí phục vụ năm 1969 là 164 (1960=100), thì chỉ số giá các mặt hàng như cá là 262,3, rau: 228,3, tiền học: 213,5.

Nền kinh tế Nhật đến cuối thập kỷ 60 còn rơi vào tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu hạ tầng của sản xuất với bản thân sản xuất, nghĩa là tình trạng lạc hậu tương đối sâu của hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, ngành kinh tế cảng, ngành xây dựng... so với sản xuất. Tình trạng này đã ngày càng ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất ở Nhật.

Tất cả những sự mất cân đối trên đều là nguyên nhân đồng thời cũng là hậu quả của sự phát triển “thần kỳ”. Nhật bản đầu thập kỷ 70 đứng trước hai con đường: tiếp tục phát triển như trước đây, tình trạng mất cân đối sẽ tăng, nền kinh tế sẽ bị rối loạn; tìm cách khắc phục sự mất cân đối, nước Nhật sẽ phải bỏ ra một khoản tài chính rất lớn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển nhanh hiện nay. Đó là những mâu thuẫn khó giải quyết của nền kinh tế Nhật khi bước vào thập kỷ 70.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)