Giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh ( 1945-1948)

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 45)

* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển

2.1.1.1 Giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh ( 1945-1948)

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản chấp nhận tuyên bố Posdam và chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc. Trong bối cảnh lúc đó thiệt hại do chiến tranh của Nhật Bản rất nặng nề. Theo tài liệu điều tra của Cơ quan ổn định kinh tế sau chiến tranh thì 80% tầu bè, 34% máy móc trong công nghiệp bị phá huỷ, 21% nhà cửa và tài sản riêng của các gia đình bị thiệt hại. Tài sản của đất nước bị tổn thất trong chiến tranh lên tới 25% so với thời kỳ trước chiến tranh. Tổng sản phẩm quốc dân năm 1946 chỉ bằng 61%. Thu nhập quốc dân theo đầu người chỉ bằng 55%, sản xuất trong ngành khai khoáng bằng 29%. Tiền lương thực tế của người công nhân lúc đó so với trước chiến tranh chỉ bằng 30%. Do không sống nổi với đồng lương như vậy nên thường xuyên nổ ra các cuộc bãi công của công nhân. Đời sống lúc đó rất khổ cực không những đồng lương thấp, mà có lương rồi lại không có gạo, không có bánh, không có vải vóc quần áo để mua. Chính phủ đã thực hiện chính sách phân phối rất nghiêm ngặt. Do vậy tình hình kinh tế và đời sống của Nhật Bản sau chiến tranh thực sự bi đát.

Trong thời kỳ này lợi dụng sự giúp đỡ của Mỹ và của bộ máy nhà nước và những cơ hội cạnh tranh và xâm nhập kinh tế trên thị trường thế giới, nền kinh tế trong nước của Nhật Bản đã phục hồi và phát triển nhanh chóng. Năm 1951 Nhật phục hồi được mức sản xuất trước chiến tranh ngang bằng với giai

đoạn ( 1934-1936 ). Ngay sau chiến tranh, Nhật Bản quyết tâm khôi phục lại nền kinh tế vốn đã tương đối phát triển thời trước chiến tranh. Công nghiệp được coi là lĩnh vực sản xuất then chốt, là đầu tầu kéo toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ phát triển ngành công nghiệp trung bình hàng năm giai đoạn này đạt 13,7%, trong khi nông nghiệp chỉ tăng 24% và dich vụ tăng 8,8%. Sản phẩm thực tế tính theo đầu lao động trong ngành công nghiệp vào thời gian này là 10,2% trong khi của nông nghiệp là 3,2%.

Nhật Bản tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm như thép, gang và phân bón theo hướng tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành này, kể cả việc chuẩn bị cho chiến lược phát triển lâu dài trên trường thế giới. Cơ cấu công nghiệp được dặc biệt chú trọng và thường xuyên xem xét sắp xếp lại sao cho sử dụng được tối đa hiệu quả của nguồn vốn hạn hẹp và mang lại lợi ích nhiều nhất cho toàn bộ nền kinh tế. Kết quả chỉ trong vòng 6 năm (1945-1951), nền kinh tế Nhật đã được khôi phục ngang với thời kỳ 1930-1940. Phân bố lao động được chuyển dần sang khu vực công nghiệp. Tính đến năm 1950 số lao động trong công nghiệp mới chiếm 21,8% chỉ vài năm sau đó đã tăng lên đến 29,2%, trong khi tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm tương ứng từ 48,4% xuống còn 32,6%.

Trong quá trình này, một số ngành công nghiệp dần nổi lên chiếm vị trí chủ chốt, như ngành năng lượng, ngành sản xuất sắt thép, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hoá chất. Ngành công nghiệp cơ khí cũng ngày càng phát triển đảm bảo không ngừng cung cấp trang thiết bị máy móc cho các ngành kinh tế trong nước, xây dựng một nền tảng công nghiệp vững mạnh cho phát triển kinh tế Nhật Bản. Cơ sở hạ tầng, khoa học và kỹ thuật được chú trọng phát triển. Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi cơ cấu nghiên cứu và phát triển khoa học đã bị chiến tranh tàn phá và tìm kiếm kỹ thuật từ nước ngoài, theo

hướng củng cố lại cơ cấu này và chuyển sang nghiên cứu độc lập. Nhờ hai yếu tố chính là đầu tư sản xuất có trọng điểm và viện trợ kinh tế mà nền kinh tế Nhật Bản đã vượt qua được khủng hoảng. Vấn đề tiếp theo mà Nhật Bản phải giải quyết là ngăn chặn lạm phát và khôi phục kinh tế thị trường. Do đó tháng 2 năm 1946 Nhật Bản áp dụng biện pháp chống lạm phát, phong toả các khoản tiền gửi và mùa thu cùng năm thực hiện thu thuế tài sản. Những biện pháp này chỉ có kết quả tạm thời, đến tháng 12 năm 1948 Bộ tư lệnh quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản đã công bố 9 nguyên tắc ổn định kinh tế Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)