* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển
2.2.2.1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực và định hướng nền kinh tế thông qua các kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản
thông qua các kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản
Khi đề cập đến sức mạnh của một quốc gia không thể không nói đến nguồn nhân lực, nó được coi là cơ sở quan trọng nhất quyết định sức mạnh, sự thành công hay suy yếu của một đất nước. Đối với Nhật Bản điều này mạng ý nghĩa sống còn, không những quyết định sự thành công của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn quyết định sự tồn vong của đất nước.
Nhật Bản luôn coi chính sách con người là trọng tâm của các chính sách, điều này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo được Chính phủ Nhật khẳng định là không chỉ giúp cho con người nắm vững kiến thức mà còn tạo vị thế cho các cá nhân trong xã hội. Đây chính là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá và là sức mạnh để đưa Nhật Bản vươn lên thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu ở khu vực và thế giới. Chính sách phát triển nguồn nhân lực và phúc lợi xã hội của Chính phủ Nhật, đã tác động mạnh mẽ đến việc khởi xướng, điều chỉnh và thực hiện thắng lợi các chính sách kinh tế. Đầu tư cho giáo dục không chỉ nâng cao trình độ dân trí cho xã hội mà còn là cơ sở để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của đất nước, trước hết là về kinh tế. Người Nhật Bản luôn có quyền tự hào rằng họ là một quốc gia có trình độ giáo dục cao.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn, song Chính phủ Nhật Bản vẫn kiên quyết dành ưu tiên cho giáo dục. Điều này được cụ thể hoá bằng các tư tưởng và nguyên tắc giáo dục ở Nhật Bản, được trình bày trong “Bộ luật cơ bản về giáo dục” ban hành năm 1947. Bộ luật này nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và coi việc Nhật Bản có thể thực hiện thành công lý tưởng xây dựng nhà nước dân chủ văn minh hay không, là phụ thuộc cơ bản vào giáo dục. Giáo dục với tư cách cơ bản là cơ sở quan trọng để đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, được thể hiện rất rõ trong việc Nhật Bản đặt ra mục tiêu cho giáo dục là : “Phát triển toàn diện nhân cách, phấn đấu nuôi dưỡng một dân tộc lành mạnh về tinh thần và thể chất, một dân tộc yêu công lý và sự thật, đánh giá cao các giá trị cá nhân, tôn trọng lao động và có ý thức sâu sắc về trách nhiệm và thuấn nhuần tinh thần độc lập, để trở thành người xây dựng nhà nước và xã hội hoà bình”. Có thể coi mô hình giáo dục Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần II là hệ thống
rập khuôn theo kiểu Mỹ, hay người ta còn gọi là nền giáo dục “Mỹ hoá”. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản khá đa dạng và phong phú, điều này thể hiện sự quan tâm của gia đình, cá nhân và xã hội. Bên cạnh sự hỗ trợ khá to lớn của Nhà nước còn có sự đầu tư của các gia đình, cá nhân, công ty bằng tiền và công sức cho hệ thống giáo dục. Nhật Bản không chỉ đào tạo nguồn lao động không chỉ về chuyên môn mà còn đào tạo cả về tinh thần làm việc. Điều này không chỉ làm tăng thêm sinh lực cho cá nhân người lao động mà còn gắn bó trách nhiệm của họ với công sở, giữa cơ quan và gia đình. Chính từ những chính sách khuyến khích giáo dục của Chính phủ, nên Nhật Bản là nước có trình độ dân trí cao, đây chính là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế của đất nước.
Một trong những chính sách cũng quan trọng bậc nhất trong quá trình công nghiệp hoá, tiếp nối chính sách phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Nhật Bản mà không thể không nhắc tới, đó là việc Nhật Bản đã định hướng nền kinh tế thông qua các kế hoạch, đây là một trong những chính sách mang lại thành công cho nền kinh tế và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nhật Bản.
Điều chỉnh dài hạn đối với nền kinh tế của Chính phủ Nhật Bản, là một hệ thống giải pháp đồng bộ, tác động vào các mặt của đời sống kinh tế, trong đó lấy chương trình, kế hoạch hoá làm giải pháp trung tâm. Những điều chỉnh có tính chiến lược nhằm thay đổi cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế được xác lập theo những thời kỳ trung hạn và dài hạn. Đặc trưng của các chương trình và kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản là không mang tính pháp lệnh đối với các doanh nghiệp. Những mục tiêu mà kế hoạch vạch ra chỉ có tính chất chỉ rõ phương hướng, dự đoán triển vọng phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp tìm thấy ở kế hoạch của Chính phủ những hướng dẫn thiết thực, không những
giúp họ tránh được những thiệt hại lớn mà còn thu được lợi nhuận cao và ổn định. Do đó, họ tự giác hành động theo các kế hoạch của Chính phủ.
Nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này đã là nền kinh tế phát triển cao, quản lý điều chỉnh rất chặt chẽ và mềm dẻo. Đặc trưng của hoạt động điều chỉnh này là sự phối hợp khăng khít giữa hoạt động của Chính phủ và kinh doanh của các công ty. Việc tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp nhằm xây dựng và chỉ đạo kế hoạch của Chính phủ và sự tuân thủ một cách tự giác theo kế hoạch của giới kinh doanh, đã trở thành một cơ chế thống nhất nhịp nhàng và thường xuyên. Trong cơ chế này, kinh tế tư nhân không những được tôn trọng mà còn được tự do hoạt động. Do đó các lực lượng thị trường tích cực đều được khơi dậy, còn các xu hướng tự phát được uốn nắn kịp thời. Trong kế hoạch, kinh doanh tư nhân được định hướng vào hoạt động ở các ngành mũi nhọn của nền kinh tế, còn Chính phủ chịu trách nhiệm chính trong việc mở rộng các cơ sở giáo dục, đào tạo, giữ gìn an ninh xã hội, chống ô nhiễm môi trường, duy trì cạnh tranh công bằng và can thiệp kịp thời vào vận động của nền kinh tế, để ngăn chặn những dao động kinh doanh nghiêm trọng dẫn đến thất nghiệp tràn lan.
Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng và thực hiện thành công nhiều kế hoạch kinh tế. Chỉ tính từ năm 1955-1973, 7 kế hoạch đã được vạch ra và thực hiện. Mỗi kế hoạch nhằm một mục tiêu và giải quyết những nhiệmvụ cụ thể trong mỗi một giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế. Quá trình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch là quá trình điều chỉnh liên tục.
Bảng 2.1 : Một số kế hoạch kinh tế chính và mục tiêu thực hiện
TT Tên kế hoạch Năm Mục đích
1 Keizai Jiritsu 5 Kanen Keikaku
1955 (1) Tự lực tự cường kinh tế (2) Tạo công ăn việc làm đầy đủ
2 Shin Choki Keizai
Keikaku 1957
(1) Tăng trưởng tối đa (2) Nâng cao mức sống
(3) Tạo công ăn việc làm đầy đủ 3 Kohumin Shotolu 1960 Tăng gấp đôi thu nhập quốc dân 4 ChukiKeizai Keihahu 1965 Điều chỉnh mất cân đối : như lạm
phát giá cả tiêu dùng 5 Keizai Shakai
Hatten Keikaku
1967 Kinh tế giầu có, cân bằng và phát triển xã hội
6 Shin Keizai Shakai
Hatten Keikaku 1970
(1) Phát triển kinh tế cân đối
(2) Những thành tựu về mức sống quốc gia
7 Keizai Shakai Nihon Keikaku
1973 Nâng cao phúc lợi, hợp tác quốc tế
Nguồn : Lịch sử 30 năm của MITI ( Tsusho Sangyo Chosahai, Tokyo, 1982 )
Nhờ quá trình điều chỉnh kinh tế của Chính phủ Nhật Bản được thực hiện liên tục và không ngừng đổi mới, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nên các kế hoạch kinh tế của Nhật Bản thực sự là một trong những nguyên nhân góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển trong những năm 1955-1973. Kế hoạch có ảnh hưởng lớn được soạn thảo năm 1960 dưới thời nội các Ikeda, được gọi là “kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân”. Kế hoạch đó nêu trong 10 năm tăng gấp đôi thu nhập quốc dân, nhưng trong thực tế mục tiêu đó đã đạt được chỉ mất có 7 năm. Cuối những năm 1960 đó là khẩu hiệu “ Điều chỉnh sự mất cân đối như : lạm phát giá cả tiêu dùng ” và “ thúc đẩy phát triển xã hội ”. Trong những năm 70, do nhu cầu nâng cao phúc lợi xã hội nên có khẩu hiệu là “ Trở thành xã hội phúc lợi kiểu Nhật Bản ”. Thiết lập một hệ thống xã hội hợp lý, có thể nói là mục đích quan trọng của mọi chính sách kinh tế và dường như mọi mục đích của Chính phủ
trong những năm 1970 thực sự là thiết lập một hệ thống phúc lợi tốt. Như vậy có thể nói kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản đã phản ánh được suy nghĩ và nguyện vọng của nhân dân Nhật Bản.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1940, các tổ chức Thương mại quốc tế liên tục được hình thành và phát triển như : Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) ra đời vào tháng 12 năm 1945, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) tháng 10 năm 1947, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 1960, nhằm ổn định tiền tệ, thúc đẩy mậu dich thế giới và đẩy mạnh hợp tác để phát triển kinh tế các nước. Chính phủ Nhật Bản đã nhận thức được rằng, cạnh tranh tự do và việc tự do hoá thương mại, đầu tư và các giao dịch quốc tế là những cách thức tốt nhất cho Nhật Bản. Nhật Bản là nước thiếu tài nguyên thiên nhiên, nên ngoại thương giữ một vai trò vô cùng quan trọng cho kinh tế phát triển. Mặt khác, thị trường trong nước tuy không nhỏ, nhưng để đạt hiệu quả quy mô kinh tế lớn thì cần phải có cả thị trường nước ngoài. Việc gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường thế giơí rộng lớn hơn. Hơn nữa có gia nhập các tổ chức quốc tế này thì vị thế của Nhật Bản càng được tăng cường trên thế giới. Các nhà lãnh đạo và quan chức Nhật Bản muốn có được các thị trường xuất khẩu trên khắp thế giới bằng cách tham gia trực tiếp vào các hiệp ước và các tổ chức quốc tế. Họ muốn Nhật Bản trở thành thành viên đầy đủ của cộng đồng kinh tế quốc tế và đóng vai trò chủ chốt ở đây trong tương lai.
Thành công của Chính phủ Nhật Bản là họ đã biết chấp nhận hội nhập và đặt kế hoạch giảm bớt thách thức, đồng thời nỗ lực nắm bắt thời cơ trong quá trình mở cửa hội nhập. Chính phủ Nhật Bản đã khẩn trương nghiên cứu và đưa ra các bước đi hội nhập từng bước, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Nhật Bản có tiềm năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, các chính sách tăng cường thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu làm cho nền kinh tế phát triển một cách thần kỳ.