Chính sách Tài chính, Tiền tệ và Ngân hàng

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 82)

3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu

2.2.2.4 Chính sách Tài chính, Tiền tệ và Ngân hàng

Từ những năm 60, thị trường tài chính Nhật Bản đã được chính phủ sử dụng các giải pháp thị trường mềm dẻo, đặc biệt là biện pháp phát hành lưu thông các loại công trái để kiểm soát và điều tiết. đặc trưng hoạt động điều chỉnh của chính phủ Nhật Bản là sự phối hợp nhịp nhàng và gắn bó giữa bộ Tài chính và các công ty kinh doanh trên thị trường. Dựa vào các mục tiêu của chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và trạng thái vận động thực tế trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, chính phủ ở tầm vĩ mô thấy trước được khả năng mất cân đối và nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước triệu tập các chủ thể kinh doanh lại, thông báo cho họ biết tình hình và thực trạng vận động thực tế trên thị trường tài chính, tham khảo ý kiến của các ngành kinh doanh, cùng bàn bạc đưa ra các giải pháp rồi lựa chọn những giải pháp tối ưu để loại trừ khủng hoảng. Trước cao trào tự do hoá của các quốc gia Châu Âu và Mỹ, Nhật Bản cũng tiến hành tự do hoá thị trường tài chính của mình, song biện pháp và bước đi thận trọng nhằm bảo vệ nó trước sự tấn công của công ty tài chính quốc tế. Trong quá trình tự do hoá, Nhật Bản lấy tự do hoá lãi suất làm đột phá khẩu, rồi từ lãi suất chuyển từng bước sang tự do thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính Nhật Bản bảo hộ rất chặt chẽ hệ thống tài chính – tiền tệ. Trong những năm đầu của thập kỷ 50, Nhật Bản đã tạo ra được cái gọi là một hệ thống tài chính gián tiếp dựa trên cơ sở tín dụng, trong đó các công ty phụ thuộc về mặt tài chính vào các ngân hàng kinh doanh mà các ngân hàng này về phần mình lại là những người vay nợ thực sự của Ngân hàng trung ương

Nhật Bản và Ngân hàng phát triển Nhật Bản. Khi các ngân hàng này phát tín hiệu ủng hộ của mình đối với những dự án cụ thể thì các ngân hàng kinh doanh sẽ tuân theo trong việc quyết định các ưu tiên cho vay của họ. Bởi vì sự chỉ đạo như vậy được coi là đảm bảo của nhà nước đối với sự thua lỗ có thể có của dự án, nên các ngân hàng kinh doanh sẵn sàng hưởng ứng. Sự can thiệp tương ứng của Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Ngân hàng phát triển Nhật Bản vào hoạt động của các tập đoàn cho vay lớn ( với sự tập hợp của nhiều ngân hàng ) để cấp vốn cho những dự án có độ rủi ro cao cũng đem lại kết quả tương tự.

Sự kiểm soát của chính phủ đối với việc phân phối tín dụng thông qua vai trò của các cơ quan chủ chốt của nó trong hệ thống tài chính. MITI và Bộ Tài chính hàng năm chuẩn bị một ngân sách đầu tư được biết đến như là Kế hoạch đầu tư và cho vay tài chính. Những kế hoạch này quyết định mục đích sử dụng các quĩ có sẵn từ nguồn tiết kiệm qua bưu điện, bảo hiểm nhân thọ qua bưu điện, hay tài khoản lương hưu, công trái và giấy nợ. Quy mô của các kế hoạch đầu tư và cho vay tài chính đã tăng từ 3,3% GNP trong năm 1956 lên tới 6,3% vào năm 1972.

Việc huy động vốn đầu tư ở Nhật Bản được thực hiện thông qua một số nguồn chủ yếu như : các khoản tiền tiết kiệm thông qua các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm của nhà nước và tiết kiệm qua bưu điện, các khoản ngoại tệ thu được thông qua các đơn đặt hàng “đặc biệt” của Mỹ trong các cuộc triến tranh Triều Tiên và cuộc chiến tranh Việt Nam, các khoản vay cũng như đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Quan trọng nhất là nguồn vốn tích luỹ nội địa. Người dân Nhật Bản không chỉ tận tâm với công việc mà còn rất có ý thức tiết kiệm. Theo các số liệu thống kê, Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ tiết kiệm/ thu nhập rất cao. Ví dụ : tính trung bình từ 1961 đến

1967, tỷ lệ tiết kiệm/ thu nhập ở Nhật Bản là 18,6% so với 6,2% ở Mỹ, 7,7% ở Anh, 8,7% ở Pháp và 13% ở CHLB Đức. Và tính đến tài khoá 1968 – 69, tổng số tiền tiết kiệm qua hệ thống tín dụng ngân hàng đã lên tới 157,5 tỷ USD, cao hơn giá trị tổng sản phẩm quốc dân trong năm đó. đây chính là nguồn vốn chủ yếu cung cấp vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp Nhật Bản.

Có thể nói, cùng với nguồn lao động đông đảo và có chất lượng, đây cũng là một lợi thế đáng kể của Nhật Bản. Thực tế đã cho thấy là các nguồn vốn này đã được phân phối một cách có trọng điểm dưới chính sách tài chính ưu đãi dành cho các ngành công nghiệp cần được khuyến khích phát triển. Chính sách này đã được thực hiện dưới các hình thức như cho vay với lãi suất ưu đãi, ưu tiên cho việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật và công nghệ, đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao, và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp.

Một khâu quan trọng nữa trong hoạt động can thiệp của chính phủ Nhật Bản vào thị trường tài chính - tiền tệ là thiết lập một hệ thống cung cấp vốn nhiều tầng nấc, lấy hoạt động ngân hàng làm chủ yếu. Tăng cường công tác thanh toán, không dùng tiền mặt bằng cách các doanh nghiệp thanh toán cho nhau qua ngân hàng, tức là sử dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt là chủ yếu. Từ đó, giảm được khối lượng lớn tiền mặt lưu thông trên thị trường.

Trong hoạt động chống lạm phát, chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú trọng đến các giải pháp điều chỉnh giá cả trên thị trường, biến cơ chế giá cả thực sự là một cơ chế năng động, điều chỉnh được năng lực sản xuất phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường. Mục tiêu chống lạm phát

cũng đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế năm 1965, chính vì vậy lạm phát ở Nhật thường được khắc phục nhanh chóng.

Về lý thuyết, việc giảm giá đồng bản tệ, tức là thay đổi tương quan giữa đồng tiền quốc gia với các đồng tiền mạnh ở thị trường thế giới sẽ là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ một cách gián tiếp cho các nhà xuất khẩu. Vì giảm giá đồng bản tệ sẽ giúp cho người xuất khẩu có ngoại tệ trong tay, qua trao đổi sẽ thu được một khoản bản tệ lớn và họ rất có lợi khi mua các yếu tố sản xuất trên thị trường nội địa, đặc biệt là mua sức lao động. Nhờ đó họ giảm được chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Song việc phá giá đồng bản tệ sẽ tạo điều kiện cho lạm phát tăng nhanh, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia. Mặt khác, nó là con dao hai lưỡi đánh trực tiếp vào các nhà xuất khẩu khi phải nhập nguyên liệu và bán thành phẩm về gia công để xuất khẩu, vì họ phải bỏ nhiều bản tệ hơn để đổi ra ngoại tệ khi nhập hàng. Sau một thời gian nhất định , việc tăng chi phí sản xuất do tăng giá hàng nhập khẩu sẽ đạt tới giới hạn mà ở đó những lợi thế do giảm giá đồng bản tệ sẽ biến mất. Và sẽ chỉ còn lại những hậu quả tiêu cực của việc phá giá đồng tiền như : lạm phát và giảm mức sống của nhân dân do tăng chỉ số giá chung.

Riêng đối với trường hợp của Nhật Bản, cho đến năm 1973, chính phủ đã thể hiện nhiều giải pháp để kìm giữ không cho đồng Yên tăng giá, duy trì tỷ giá hối đoái cố định 360 Yên/ USD, đã tạo lợi thế lớn cho hàng hoá Nhật Bản chiếm lĩnh thị trường Mỹ và Tây ÂU. Giải pháp giảm giá đồng bản tệ được biểu hiện bằng việc giữ cho nó ổn định tương đối, trong khi các đồng tiền khác dao động mạnh để tự nó làm thay đổi tỷ giá hối đoái có lợi cho Nhật Bản trong suốt một thời kỳ dài.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)