3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu
2.3.2.3 Một nền kinh tế bấp bênh do Chính phủ Nhật Bản dựa vào Mỹ.
Trong những năm thần kỳ, Nhật bản đã làm giàu bằng bán được nhiều hàng sang các nước khác, nhưng đồng thời cũng đã gây mâu thuẫn với nhiều nước. Ngót 100 tỷ đô la hàng hoá xuất khẩu của Nhật tràn sang các nước khác trong gần 20 năm qua bằng mọi thủ đoạn tinh vi đã gây một làn sóng chống lại Nhật và cũng đã từng có những cuộc tấn công kinh tế của nước ngoài làm cho Nhật choáng váng. Hai thị trường lớn nhất của Nhật là Mỹ và các nước đang phát triển ở Châu Á , đồng thời cũng là hai thị trường chống lại chính sách buôn bán của Nhật mãnh liệt nhất. Tình hình này không tránh khỏi ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu, hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của Nhật.
Nuôi dưỡng tư bản độc quyền Nhật, đế quốc Mỹ nhằm lợi dụng Nhật, bắt Nhật phục vụ chính sách xâm lược Châu Á của Mỹ. Nhưng sự lớn mạnh của Nhật càng làm cho Mỹ khó chịu. Mỹ đã đòi Nhật phải từ bỏ chính sách bảo hộ thuế quan, mở cửa cho hàng hoá và tư bản nước ngoài tràn vào, đòi Nhật phải hạn chế xuất hàng sang Mỹ, đòi Nhật phải gánh bớt một số phí tổn trong việc duy trì các chính quyền bù nhìn ở Châu Á. Vào đầu những năm 70, do khủng hoảng kinh tế tài chính trong nước quá nghiêm trọng, Mỹ đã không ngần ngại trút mọi hậu quả lên đầu Nhật. Chính trong lúc Nhật đang ngây ngất trong ảo tưởng sẽ dẫn đầu thế giới về kinh tế, đang nuôi hy vọng xây dựng được cái thế cân bằng khi nói chuyện với Mỹ, thì những đòn kinh tế đơn phương bất ngờ của Mỹ đã làm cho kinh tế Nhật một phen lao đao. Nhật là nước bị thiệt hại nghiêm trọng nhất trước những biện pháp chống khủng hoảng công bố ngày 15/8/1971 của Nichxơn. Biện pháp ngừng đổi đô la ra vàng của Nichxơn trước hết nhằm đánh vào Nhật, một nước có tỷ lệ Đô la trong dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới Tư bản. Đến giữa tháng 3/1972 dự trữ ngoại hối của Nhật tăng vọt lên 16,6 tỷ Đô la so với 3,9 tỷ đô la cuối năm 1970. Cơ cấu dự trữ ngoại hối và vàng của Nhật vốn đã không lành mạnh nay lại càng tồi tệ hơn. Vì tỷ lệ vàng dự trữ tụt xuống rất thấp. Nếu về tổng số dự trữ ngoại hối, Nhật đã vươn lên hàng thứ hai trong thế giới Tư bản, thì dự trữ vàng của nó lại đứng hàng cuối cùng trong những nước tư bản phát triển. Trong số 16 tỷ đô la dự trữ ngoại hối trên, Nhật chỉ có 1 tỷ đô la vàng. Cái đó càng trói chặt Nhật vào guồng máy kinh tế Mỹ. Biện pháp thuế phụ thu 10% đối với hàng nhập cũng nhằm chủ yếu đánh vào Nhật, một nước xuất khẩu lớn sang Mỹ. Theo sự đánh giá của các cơ quan chính phủ Nhật, biện pháp này của Mỹ đã làm cho xuất khẩu giảm 2,3 – 2,5 tỷ đô la. Trước sức phản kháng của các nước Tư bản khác, tháng 12/1971 Nichxơn đã phải huỷ bỏ khoản thuế phụ thu này. Đồng thời với việc thi hành biện pháp bảo hộ thuế quan, Mỹ còn đòi Nhật thủ tiêu hoàn toàn mọi hạn chế nhập hàng hoá và tư
bản nước ngoài, mặt khác đòi Nhật phải hạn chế xuất hàng sang Mỹ. Mỹ đã từng thông báo cho Nhật biết rằng sẽ không loại trừ bất kỳ biện pháp nào nếu Nhật không chịu nhượng bộ. Trước sức ép đó, giữa tháng 10/1971 Nhật đã phải ký thoả ước hạn chế tiêu thụ hàng dệt trên thị trường Mỹ. Việc chấp nhận của Nhật lần này là điều kiện cho Mỹ lấn tới buộc Nhật mở rộng hạn chế xuất khẩu sang các mặt hàng khác.
Đầu những năm 70, Nhật là đối tượng chính bị Mỹ tấn công nên nó mới bị lao đao như vậy. Điều này đã được chính giới báo chí Mỹ nói ra “Mọi người kể cả Tokyo và Washington đều hiểu rằng những biện pháp Nichxơn công bố ngày 15/8/1971 trước hết là nhằm chống Nhật, mặc dù về hình thức những biện pháp này tuồng như nhằm vào tất cả các nước”.
Tất cả những sự kiện trên trong quan hệ Nhật-Mỹ cho thấy rằng tuy so sánh lực lượng giữa Mỹ và Nhật đã làm thay đổi nhanh theo chiều hướng có lợi cho Nhật, đã làm cho Nhật ngày càng muốn trỗi dậy, vươn ra khỏi vòng kiểm toả của Mỹ. Nhưng về căn bản nền kinh tế Nhật vẫn phụ thuộc khá năng vào Mỹ, vẫn bị tác động mạnh mẽ trước những biến động của nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế Nhật vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bập bênh do phụ thuộc vào Mỹ. Những sự kiên trên còn cho thấy rằng, trong tương lai việc xuất khẩu sang Mỹ, thị trường lớn nhất chiếm gần 1/3 tổng giá trị xuất khẩu của Nhật, sẽ bị hạn chế gắt gao. Thị trường Nhật sẽ phải chịu đựng sự tấn công ngày càng mạnh mẽ của hàng hoá và ư bản Mỹ. Rất nhiều sự kiện đã chững minh điều đó. Tháng 4/1972, Mỹ buộc Nhật kéo dài hiệp định tự nguyện hạn chế xuất gang thép sang Mỹ thêm 3 năm nữa, tăng mức hạn chế hơn nữa đối với việc xuất khẩu 11 loại hàng dệt tơ nhân tạo... Trong hội đàm Ních xơn – Tanaka trong năm 1972, Mỹ ép Nhật mua gần 1 tỷ đô la hàng hoá
với danh nghĩa là góp phần làm giảm số nhập siêu của Mỹ trong quan hệ buôn bán với Nhật.
Số sản phẩm phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nước ngoài tăng lên rất nhanh, trong khi đó, những điều kiện xuất khẩu ngày càng bị hạn chế, đó là mâu thuẫn rất khó giải quyết đối với Nhật. Tốc độ phát triển xuất khẩu bị chậm lại không những hạn chế tốc độ phát triển sản xuất trong nước mà còn đẩy nhanh và làm gay gắt khủng hoảng trong nước.
Tính chất bấp bênh của nền kinh tế Nhật còn thể hiện ở sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguyên liệu nước ngoài. Đến đầu những năm 70, vấn đề nguyên liệu đã trở thành một nhân tố kìm hãm tốc phát triển của Nhật Một bằng chứng nổi bật là nền kinh tế Nhật đã bị khủng hoảng nghiêm trọng nhất so với ccs nước tư bản phát triển khác trước sự tác tác động của cuộc khủng hoảng nhiên liệu thế giới năm 1974. Mặc dù trước đó, tư bản Nhật đã nhận thấy mối đe doạ ngày một lớn của tình trạng phụ thuộc nên đã tìm mọi cách phát triển nguyên vật liệu tổng hợp và mở rộng những ngành công nghiệp có trình đô kỹ thuật cao, đòi hỏi chi phí lao độngjsống nhiều, chi phí nguyên liệu ít. Nhưng tất cả mọi cố gắng đó vẫn không thế giải quyết được tình trạng tăng nhanh khối lượng nguyên liệu phải nhập của nước ngoài do quy mô sản xuất mở rộng. Theo kế hoạch cuối những năm 60 của Nhật, trong những năm 70, Nhật sẽ phải nhập gần 300 tỷ đô la chủ yếu là nguyên vật liệu, gấp 4 lần 20 trước. Để có được nguồn nguyên liệu tương đối ổn định, tư bản độc quyền Nhật đã vạch ra kế hoạch bảo đảm 1/3 nguyên liệu nhập khẩu trong những năm 70 là của bản thân chúng, nghĩa là của những công ty khai thác của Nhật ở nước ngoài. Muốn vậy, Nhật phải đầu tư rất lớn ra nước ngoài, Trên thực tế, năm 1970 Nhật đã bắt đầu mở chiến dịch viện trợ và đầu tư ra nước ngoài. Theo chương trình vạch ra cho những năm 70, số viện trợ cho các nước đang
phát triển sẽ lên tới 32-36 tỷ đô la, gấp 10 lần 20 năm trước, già 1/3 số viện trợ đó tập chung vào Châu Á mà chủ yếu là các nước Đông Nam Á.