* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển
2.1.1.2 Giai đoạn áp dụng đường lối của công sứ Dodge(1949-1955)
Tháng 2 năm 1949, Mỹ cử công sứ Dodge đến Nhật Bản và ông này cho áp dụng biện pháp gọi là đường lối Dodge, với trọng tâm là đảm bảo cân bằng tài chính và quản lý chặt chẽ tiền tệ.
Đường lối Dodge có hiệu quả rõ rệt. Trong thời kỳ áp dụng đường lối Dodge, ngân hàng Nhật Bản đã giảm mức tăng của lượng tiền phát hành từ 40%/năm xuống còn 6% / năm và kiềm chế mức tăng lương khoảng 10% mỗi tháng xuống còn 14% mỗi tháng. Do hầu hết các loại giá cả đã ổn định, giá tiêu dùng trong vòng 1 năm tính từ tháng 3 năm 1948 đến tháng 3 năm 1949 tăng 50% nhưng giá cả một năm sau đó chỉ tăng 10 %. Như vậy vòng luẩn quẩn giữa tiền lương và giá cả sau chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng mức tăng của sản xuất lại ngược lại chỉ tăng 40% vào năm trước và tăng 15% vào năm sau và nhu cầu lao động cũng giảm sút.
Một sự kiện lớn trong thời kỳ thực hiện đường lối Dodge là quyết định áp dụng một tỷ giá hối đoái duy nhất. Năm 1949 áp dụng một tỷ giá và đúng
vào thời kỳ đồng Bảng Anh giảm giá, hoạt động xuất khẩu bị trì trệ. Nếu thực hiện trong một thời gian chính sách khắc khổ thắt lưng buộc bụng, thì kinh tế Nhật Bản sẽ vận động theo cơ chế giá tự do và nền kinh tế sẽ khôi phục được khả năng phát triển bình thường, hay là sẽ rơi vào suy thoái và rối loạn. Trong khi Nhật Bản khắc phục lạm phát phi mã, những biện pháp khắc phục lạm phát đương nhiên sẽ tác động đến các lĩnh vực của nền kinh tế. Việc khắc phục lạm phát diễn ra trong một thời gian dài với những ảnh hưởng về kinh tế tương đối nhẹ, Nhật Bản đã giành được kết quả to lớn trong việc chuyển sang nền kinh tế tự do, khôi phục hoạt động bình thường của nền kinh tế, có thể nói kế hoạch ổn định nền kinh tế đã thành công và chính sách Dodge được đánh giá cao.
Một mặt tình trạng hàng hoá ứ đọng tăng lên, thất nghiệp tiềm tàng ngày càng trầm trọng và điều rõ ràng là thắt lưng buộc bụng đã tiến sát giới hạn cho phép. Nhưng trong giai đoạn này đã xảy ra một sự kiện làm thay đổi hẳn cục diện kinh tế, xoá tan mối lo về tình hình suy thoái đi kèm với lạm phát. Đó là cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào mùa hè năm 1950. Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã làm cho tình hình kinh tế Nhật Bản thay đổi hẳn. Nhờ các đơn đặt hàng quân sự của Mỹ và hoạt động xuất khẩu tăng, nên tình trạng ứ đọng hàng hoá đã được khắc phục, các ngành công nghiệp sản xuất bắt đầu tăng. Mặt khác do lượng tiền phát hành tăng, chủ yếu là do giá cả xuất nhập khẩu tăng vọt và phải chi trả cho tỷ giá hối đoái, dẫn đến giá cả trong nước cũng tăng vọt. Nhờ sản xuất và giá cả tăng nên lợi ích thu được từ xuất khẩu và những ngành hàng sản xuất có liên quan đến những đơn đặt hàng quân sự cũng tăng. Sự gia tăng các khoản lợi ích của xí nghiệp và truyển vọng phát triển của nền kinh tế đã làm cho hoạt động đầu tư thêm nhộn nhịp. Cao trào đầu tư sản xuất có phần lộn xộn ban đầu nay đã dần đi vào ổn định, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển tốt.
Sự phát triển thuận lợi của nền kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên có bị ảnh hưởng một chút vào thời gian từ cuối năm 1951 cho đến 1954, nhưng cũng chính trong thời kỳ này Nhật Bản đã xây dựng được nền tảng cho sự phát triển kinh tế của những năm về sau.
2.1.2 Thời kỳ phát triển và tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Bản (giai đoạn1955-1973 )