Đặc điểm mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 58)

* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển

2.2.1.1 Đặc điểm mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nhật Bản

Tiến trình công nghiệp hoá một cách tuần tự kiểu cổ điển, về căn bản là mang tính phổ biến ở tất cả các nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Nhật Bản là một trong những nước có mô hình công nghiệp hoá theo kiểu cổ điển, nhưng mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản phát triển muộn hơn và quy mô lớn, do đó Nhật Bản được xếp vào nhóm các nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa có qui mô lớn cùng Mỹ và Đức.

So với Anh và Pháp là những mẫu điển hình của công nghiệp hoá kiểu cổ điển, nhóm các nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa lớn và phát triển muộn hơn, trong đó có Nhật Bản có một số khác biệt nhất định. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ cái gọi là “lợi thế của người đi sau”. Tuy mỗi nước một cách nhưng chung quy đều giống nhau ở điểm nhanh chóng tiếp cận với những thành quả của văn minh công nghiệp, mà các nước công nghiệp hoá đi trước tạo ra để đẩy nhanh và rút ngắn quá trình công nghiệp hoá của mình.

Thông qua nhiều con đường khác nhau, Nhật Bản và các nước đi sau đã nhanh chóng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến. Trên cơ sở đó phát triển nền công nghiệp nặng đồng thời với công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, rút ngắn giai đoạn phát triển công nghiệp nhẹ như một tiền đề kinh tế và kỹ thuật cho sự phát triển công nghiệp nặng. Về cơ bản, cả Mỹ và Đức đều bắt đầu triển khai công cuộc công nghiệp hoá một cách mạnh mẽ vào khoảng từ giữa thế kỷ 19, còn Nhật Bản thì muộn hơn sau cách mạng Minh Trị 1868, thời kỳ mà các nước Anh và Pháp đã bắt đầu chuyển trọng tâm sản xuất vào các loại nhiên liệu, kim loại và tư liệu sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Mỹ trên thực tế là cuộc cách mạng ở Châu âu chuyển tiếp sang do chính những người Châu âu di cư tiến hành trên vùng đất mới. Vì thế, những tiền đề kỹ thuật cho sự ra đời của công nghiệp nhà máy ở Mỹ, về căn bản đã được

cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh tạo nên từ trước đó “kỹ thuật Anh đã di cư sang bên kia đại dương”. Từ khi cách mạng công nghiệp bén rễ, làn sóng phát minh tiến bộ kỹ thuật ở Mỹ cũng phát triển hết sức nhanh chóng. Ví dụ, chỉ trong thập kỷ 1851 đến 1860 ở Mỹ đã có 23.140 phát minh kỹ thuật được cấp bằng. Lịch sử di cư và khẩn thực của Mỹ đã tạo ra hình thái phát triển hầu như đồng thời tất cả các ngành sản xuất như : công nghiệp hiện đại, nông nghiệp trang trại, giao thông đường sắt và đường thuỷ, bành trướng ngoại thương..và nhanh chóng trở thành một quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới.

Nhật Bản lại đặc trưng cho phương pháp tiếp cận kỹ thuật tiên tiến chủ yếu bằng con đường nhập khẩu : nhập khẩu bằng phát minh sáng chế và nhập khẩu máy móc để sử dụng và để nghiên cứu và bắt chước. Việc nhập khẩu kỹ thuật phương Tây trên thực tế đã trở thành một phương châm thống lĩnh trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá của Nhật Bản. Với khẩu hiệu “Tinh thần Nhật Bản, kỹ thuật phương Tây”. Vì thế, mặc dù cũng giống như nước Anh và Pháp, công nghiệp dệt vải bông và tơ lụa của Nhật Bản, tuy có vị trí đặc biệt quan trọng trong bước khởi đầu của cách mạng công nghiệp, song nó đã nhanh chóng nhường lại vai trò dẫn dắt quá trình tăng trưởng cho các ngành công nghiệp nặng.

Các hình thức hiện đại của thể chế kinh tế thị trường như công ty cổ phần, hệ thống tài chính ngân hàng hiện đại.., phát triển rất nhanh chóng đã hổ trợ đắc lực cho quá trình rút ngắn của Nhật Bản và các nước trong cùng nhóm tư bản có qui mô công nghiệp lớn. Các nước đi sau trong mô hình công nghiệp cổ điển không chỉ tiếp thu được của các nước đi trước về công nghệ kỹ thuật, mà điều không kém phần quan trọng là thể chế : tổ chức tín dụng ngân hàng, các hình thái công ty, các phương thức hoạt động ngoại thương,

kỹ năng quản lý. Chính hệ thống ngân hàng tín dụng và các công ty cổ phần phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản, Mỹ và Đức đã góp phần vào việc sớm hình thành các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là ngành vận tải đường sắt cũng như đường biển. Cũng vì vậy mà cùng với những trung tâm tài chính lớn như London, Paris, New York, Franfukt, Tokyo cũng đã nhanh chóng trở thành trung tâm tài chính của Thế giới.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)