Chính sách công nghiệp và cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế mũi nhọn

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 69)

* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển

2.2.2.2Chính sách công nghiệp và cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế mũi nhọn

nhọn

+ Chuyển từ thời kỳ tái thiết đất nước sau chiến tranh sang thời kỳ hình thành nền tảng công nghiệp thông qua hợp lý hoá công nghiệp ( giai đoạn 1946-1960).

Nhật Bản vốn là một nước không có dầu mỏ, lại bị chiến tranh tàn phá nên các ngành công nghiệp của Nhật sau chiến tranh rất thiếu ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu vật tư. Vì vậy, việc đảm bảo năng lượng cho các ngành khôi phục sản xuất dựa vào khai thác trong nước là một điều kiện không thể thiếu được. Chính phủ Nhật Bản đã công bố “Chế độ sản xuất ưu tiên” (1946-1948) nhằm khôi phục một số ngành sản xuất quan trọng là than, thép và phân bón với chính sách thay thế nhập khẩu “Bắt buộc”. Vì than là nguồn năng lượng hàng đầu thời bấy giờ nên tăng sản lượng than được coi là nhiệm vụ hàng đầu để phục hồi sản xuất công nghiệp. Vào thời điểm bấy giờ nên tăng sản lượng than được coi là nhiệm vụ hàng đầu để phục hồi sản xuất. Thiếu than là sản luợng gang và thép giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng tới nhiều ngành công nghiệp khác. Thông qua chính sách “ Chế độ sản xuất ưu tiên” Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ về vốn cho việc nhập khẩu dầu lửa để giảm nhẹ khó khăn của ngành công nghiệp thép do thiếu than, tập trung toàn bộ lượng dầu lửa cho sản xuất thép. Sau khi sản lượng thép tăng sự ưu tiên đầu tư được dành cho ngành than. Sản lượng than tăng lên lại được ưu tiên tái đầu tư dành cho ngành sản xuất thép. Mục đích của giai đoạn này là phải nâng cao mức sản lượng than lên 30 triệu tấn, để không những đáp ứng đủ cho nhu cầu

sản xuất của ngành thép mà còn đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất công nghiệp khác. Chính sách này có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần phục hồi nhanh chóng các ngành công nghiệp chế tạo khác của Nhật Bản sau chiến tranh.

Trong khuôn khổ “Chế độ sản xuất ưu tiên” Chính phủ Nhật Bản thực hiện hỗ trợ về tài chính thông qua việc thành lập ngân hàng tái thiết với trọng tâm ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành than. Chính phủ quy định giá cả một số loại vật tư làm nguyên liệu cho sản xuất, lương thực và hàng tiêu dùng thiết yếu được định lượng hoá ở mức cao nhất. Giá chính thức các vật tư cơ bản như : sắt thép, than, phân bón, hơi đốt, điện.. được quy định dưới mức giá thành và Chính phủ đảm bảo cung cấp khoản trợ cấp chênh lệch giá để bù lỗ. Việc mở rộng tín dụng của ngân hàng tái thiết và hỗ trợ vốn của Chính phủ cho một số ngành công nghiệp cơ bản đã làm tăng lượng cung tiền tệ, dẫn đến sức ép lạm phát cao. Nhưng tình trạng tăng giá tiêu dùng dịu dần khi Chính phủ thực hiện kế hoạch Dodge cùng với chính sách hợp lý hoá công nghiệp.

Chính sách hợp lý hoá công nghiệp được đưa vào chương trình nghị sự của Chính phủ Nhật Bản từ năm 1948. Trên thực tế Nhật Bản đã phát động phong trào tương tự như vậy nhằm mục tiêu quân sự, nhưng lần này chính sách hợp lý hoá công nghiệp được tập trung nhằm khuyến khích các công ty Nhật vươn lên để có khả năng cạnh tranh quốc tế. Vào năm 1950 Hội đồng hợp lý hoá công nghiệp kiến nghị thực thi các biện pháp, nhằm hợp lý hoá hai ngành công nghiệp thép và than. Tiếp đó “Luật khuyến khích hợp lý hoá công nghiệp” được ban hành năm 1952, đặt ra khuôn khổ pháp lý để thực hiện hợp lý hoá 32 cơ sở công nghiệp thuộc các lĩnh vực như than, thép, điện, đóng tầu, phân hoá học, tơ tằm, dầu lửa, điện tử và ôtô, đặc biệt là than thép, điện và đóng tầu. Theo luật này sự hợp lý hoá các ngành công nghiệp nói trên

được thực hiện thông qua hiện đại hoá máy móc, công nghệ và cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng như đường xá cầu cảng, từ đó tăng năng suất sản xuất và khả năng cạnh tranh của những ngành này. Những ngành công nghiệp được lựa chọn được Chính phủ ưu tiên cho vay vốn từ hệ thống tổ chức tài chính chính sách ( trong đó có một phần ngoại tệ ) để nhập khẩu công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời được hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên để được nhận ưu đãi của Chính phủ, 32 cơ sở công nghiệp được ưu đãi phải cam kết đạt mức lợi nhuận trung bình và phải chịu sự giám sát của Chính phủ. Nhờ chính sách này mà trong giai đoạn đầu thập kỷ 50, riêng bốn ngành công nghiệp cơ bản của Nhật đã được ưu tiên đầu tư trung bình tới 40% tổng số vốn đầu tư công nghiệp, để nâng cấp máy móc và trang thiết bị của mình.

Ngoài ra chính sách hợp lý hoá công nghiệp còn có một ưu việt khác, đó là Chính phủ Nhật Bản không trực tiếp can thiệp vào hoạt động của các ngành công nghiệp thông qua bao cấp và đầu tư trực tiếp mà thông qua cơ chế điều tiết giám tiếp tác động tới sự phát triển của các ngành công nghiệp được lựa chọn. Bằng những chính sách của mình như : ưu đãi tín dụng đầu tư và thuế, Chính phủ Nhật Bản đã đóng vai trò xúc tác một cách thành công trong việc khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp Nhật Bản tự đổi mới, hợp lý hóa sản xuất tự mình tạo vị thế cạnh tranh quốc tế.

Việc vận dụng chính sách hợp lý hoá công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn này được thực thi cùng với chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Các nhà hoạch định chính sách lúc bấy giờ cho rằng quá trình phát triển kinh tế của đất nước gắn liền với sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, từ một nền công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang nền công nghiệp sử dụng nhiều vốn. Cho đến năm 1952 Nhật Bản về cơ bản đã khôi phục được mức sản xuất trước chiến tranh. Đến khi Hiệp ước hoà bình

San Francisco (1951) và Hiệp định an ninh Nhật - Mỹ được ký kết (1952), Nhật Bản đã hoàn toàn khôi phục được tình hình kinh tế của đất nước. Chính phủ Nhật bắt đầu chuyển sang quá trình phát triển nền tảng công nghiệp của đất nước.

Tiếp theo chính sách hợp lý hoá công nghiệp, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục thực hiện chính sách thúc đẩy nền tảng công nghiệp (1955-1960). Chính sách này nhằm phát triển một số ngành công nghiệp mới, xây dựng hệ thống công nghiệp sử dụng nhiều vốn, như công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất. Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật như : Pháp lệnh khuyến khích phát triển công nghiệp hoá dầu (1956), công nghiệp điện tử (1957) và công nghiệp cơ khí (1957). Các chính sách này được áp dụng về cơ bản là hỗ trợbảo hộ những ngành công nghiệp được coi là non trẻ, nhưng có triển vọng của đất nước. Mục đích của chính sách này giúp cho những ngành công nghiệp được lựa chọn có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa. Do vậy mục tiêu của chính sách công nghiệp thời kỳ này là tăng cường khả năng tự điều chỉnh về cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản nói chung và của các ngành công nghiệp nói riêng, để cuối cùng có thể tự mình tồn tại trên thị trường thế giới.

Như vậy chính sách công nghiệp được thực thi trong giai đoạn này được coi là thành công, không chỉ trong việc nâng công suất sản xuất công nghiệp lên một mức cao hơn mà còn cải thiện vị thế công nghệ của Nhật Bản, tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất công nghiệp trong thời gian dài sau đó. Tỷ trọng của công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất trong toàn ngành công nghiệp đã tăng lên nhanh chóng, từ 41,6% nắm 1950 lên 63,3% năm 1970 khi kết thúc quá trình công nghiệp hoá các ngành công nghiệp này.

+ Giai đoạn tái cơ cấu công nghiệp phù hợp với quá trình tự do hoá thương mại và tự do hoá vốn ( Giai đoạn 1960-1973)

Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách tự do hóa thương mại vào tập kỷ 60, chậm chạp hơn nhiều so với các nước tiên tiến khác, sau khi đã tham gia IMF vào năm 1952 và gia nhập GATT năm 1955. Nhu cầu cấp bách lúc này là phải mở rộng xuất khẩu vì đó là cách duy nhất có ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, trong đó có dầu lửa. Để đạt được điều đó, Nhật Bản cần phải mở cửa nền kinh tế và tiến hành quá trình tự do hoá thương mại mạnh mẽ hơn nữa. Khẩu hiệu “Xuất khẩu hay là chết” tuy vẫn thường được các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản nhắc đến vào những thập kỷ 50 và 60, nhưng quá trình tự do hoá thương mại trên thực tế lại diễn ra một cách từ từ, đặc biệt tự do hoá về vốn diễn ra chậm chạp hơn nhiều so với tự do hoá thương mại, chỉ sau khi Chính phủ thực thi một loạt biện pháp mạnh mẽ sau năm 1967.

Chính sách thay thế nhập khẩu và định hướng xuất khẩu được Chính phủ Nhật thực hiện trong một thời gian khá dài suốt thập kỷ 1950 và cho đến đầu những năm 1960. Khác với quan điểm kinh tế về thương mại tự do, chính sách này nhằm thúc đẩy xuất khẩu thông qua các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, như cấp tín dụng với lãi suất thấp, ưu đãi về thuế thu nhập từ xuất khẩu, giảm thuế xuất khẩu, cùng với một loạt biện pháp bảo hộ tạm thời sản xuất trong nước thông qua những qui định chặt chẽ và hàng rào bảo hộ. Chính sách naỳ đã mang lại thành công cho nền kinh tế Nhật Bản, thể hiện ở chỗ tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoan sau chiến tranh thông qua sự trưởng thành và lớn mạnh của các ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng đứng vững trên thị trường quốc tế khi những hàng rào thương mại được bãi bỏ.

Cho đến năm 1965 trên thực tế hầu hết các ngành công ngiệp Nhật Bản bắt đầu hoạt động trong môi trường tự do hoá thương mại, trừ 4 ngành hàng là sợi tổng hợp, ô tô chở khách; công cụ cơ khí và máy tính. Các hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng công nghiệp dần dần được bãi bỏ và được chấm dứt hoàn toàn vào giữa những năm 1970. Riêng quá trình tự do hoá với các sản phẩm và dịch vụ tài chính diễn ra chậm hơn, vào những năm 1980.

Nhờ tự do hoá thương mại và với những nỗ lực của chính mình, nhiều ngành công nghiệp của Nhật Bản đã có khả năng cạnh tranh mạnh với những ngành công nghiệp tương ứng ở các nước công nghiệp khác. Từ sau năm 1965, Nhật Bản đã bắt đầu đạt thặng dư trong cán cân thương mại và cán cân vãng lai. Kim ngạch xuất khẩu đã tăng 20 lần trong vòng 20 năm (1953- 1973); tỷ trọng xuất khẩu so với GDP tăng từ 10% năm 1950 lên 15,5% năm 1968.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 69)