* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển
1.2.2 Vai trò của Chính phủ trong quan niệm của Keynes
Trong bối cảnh khủng hoảng của thực tiễn và lý luận kinh tế trong những năm 30 của thế kỷ XX, đòi hỏi các nhà nghiên cứu kinh tế phải đưa ra những học thuyết kinh tế mới, thích ứng với hoàn cảnh và cứu vãn nền kinh tế của các nước Tư bản khỏi sụp đổ. Học thuyết kinh tế „„ Chủ nghĩa tư bản được điều tiết ‟‟ xuất hiện và người sáng lập ra nó là Keynes.
Tư tưởng cơ bản của học thuyết Keynes là : Bác bỏ cách lý giải cổ điển về quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế dựa trên cơ chế thị trường linh hoạt, chứng minh cơ chế thị trường không thể đảm bảo tận dụng tối ưu các nguồn sản xuất và lao động phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá. Từ đó ông chủ trương có một sự can thiệp sâu rộng của Chính phủ để điều chỉnh sự vận động của nền kinh tế nói chung và quá trình công nghiệp hoá nói riêng, nhằm khắc phục suy thoái, hạn chế thất nghiệp lặp lại thế quân bình. Học thuyết kinh tế của Keynes với quan điểm tiếp cận phi cổ điển, nó có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy kinh tế học vĩ mô hiện đại, nó được coi là cuộc cách mạng trong kinh tế học, nó mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của lý luận kinh tế Tư sản kể cả về chức năng tư tưởng và thực tiễn.
Từ những phân tích lý luận về khuynh hướng tiêu dùng biên tế và khuynh hướng tiết kiệm biên tế, lý thuyết về suy thoái kinh tế cho đến lý luận tổng cầu, ông đưa ra kết luận : " Muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, suy thoái. Chính phủ phải có những chương trình điều tiết kinh tế, tức là phải
có sự can thiệp tích cực vào nền kinh tế bằng các phương thức thích hợp và các phương hướng cơ bản là kích thích và duy trì một tốc độ gia tăng ổn định của ( Tổng cầu ). Số cầu tăng sẽ kích thích sức sản xuất, các xí nghiệp sẽ mở rộng hoạt động thu nhập thêm công nhân, nạn thất nghiệp sẽ được giải quyết và sản lượng quốc gia sẽ gia tăng " [3.Tr112]
.
Minh họa cho quan điểm này Keynes đã đưa ra một giả thiết có vẻ hài ước : „„ Chính phủ Anh cứ cho người đem chôn các két bạc ở các khu mỏ hoang rồi lại thuê người đào lên, bằng cách đó một số người thất nghiệp sẽ có việc làm, trên thị trường cũng sẽ gia tăng một lượng cầu do chi tiêu từ số thu nhập mới tạo ra. Sự ra tăng này sẽ có một hiệu quả số nhân đối với „ Tổng cầu ‟, từ đó kích thích tổng cung phát triển‟‟ [4.Tr117]
.
Một hướng khác về chính sách nhà nước là cần thiết sức cầu về đầu tư. Chẳng hạn bằng cách tăng về số cung tiền tệ, Chính phủ có thể tăng nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất và từ đó sẽ làm tăng thêm đầu tư vào quá trình công nghiệp hoá. Số đầu tư gia tăng này đến lúc đó sẽ có một tác động nhân bội đến thu nhập và sản lượng quốc gia. Keynes coi „„ Lạm phát có mức độ ‟‟
là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị trường và không có gì khó hiểu. Khi nền kinh tế đạt tới thế bình quân mới có mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát sẽ tự động dừng lại. Lạm phát chỉ hoàn toàn dừng lại khi nền kinh tế đã ở mức giới hạn trên mặt chính sách kinh tế của nhà nước. Như vậy, phải thực hiện một sự cân nhắc lựa chọn giữa các mục tiêu suy thoái, thất nghiệp và lạm phát.
Chính sách kinh tế cũng có thể tác động đến chi tiêu và tiêu dùng của dân chúng, bằng cách giảm thiểu thu nhập kết hợp với biện pháp kích thích đầu tư, chi phí sẽ giảm và thu nhập cuối cùng sẽ tăng lên từ đó chi tiêu cùng tiêu dùng và cả tiết kiệm cùng tăng theo. Nếu đầu tư cho quá trình công
nghiệp hoá cũng tăng với tiết kiệm thì hiệu quả cộng lại sẽ làm gia tăng tổng cầu. Theo Keynes tuỳ theo điều kiện cụ thể của nền kinh tế và mục tiêu cần đạt tới, Chính phủ có thể sử dụng một hỗn hợp các chính sách để điều tiết nền kinh tế, gia tăng mức sản lượng và việc làm. Để chứng minh sự cần thiết và khả năng của Chính phủ trong việc điều tiết tích cực sự vận động của nền kinh tế. Chính từ cơ sở học thuyết của Keynes mà từ sau thế chiến thứ II đã có một sự gia tăng mạnh mẽ vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ các nước Tư sản đang trong quá trình công nghiệp hoá.
Qua một số quan điểm nêu trên , chúng ta thấy rằng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường nói chung, trong quá trình công nghiệp hoá nói riêng ở bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ thời kỳ nào cũng cực kỳ quan trọng. Sự tác động của Chính phủ có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển và làm gia tăng của cải của một quốc gia, đây là tiền đề quan trọng để quốc gia đó tiến hành quá trình công nghiệp hoá. Nhưng ngược lại sự tác động đó cũng có thể đẩy lùi nền kinh tế của quốc dân, đi đến bế tắc thụt lùi quá trình công nghiệp hoá. Nó còn có thể dẫn tới nguy cơ làm phá sản và sụp đổ nền kinh tế và quá trình công nghiệp hoá của quốc gia đó.
CHƯƠNG 2