Quan điểm của các nhà Trọng thương

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 31)

Trường phái Trọng thương cho rằng nhà nước phải nắm độc quyền ngoại thương, thông qua việc tạo điều kiện pháp lý cho các công ty thương mại độc quyền buôn bán với nước ngoài. Trong điều kiện mới ra đời chủ nghĩa Tư bản còn non yếu và chỉ có thể tồn tại và phát triển được dưới sự ủng hộ và giúp đỡ của nhà nước. Xuất phát từ tư tưởng coi nhà nước đóng một vai trò quyết định cho sự tồn tại của chủ nghĩa Tư bản, cũng như quá trình công nghiệp hoá và nền kinh tế thị trường còn non trẻ.

Trường phái Trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến. Bắt đầu từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn sang nền kinh tế thị trường. Về mặt lịch sử đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa Tư bản.

Kar Mark đã chỉ ra là để chủ nghĩa Tư bản ra đời cần phải có hai điều kiện :

- Một là cần phải tích luỹ được một số tiền lớn vào tay giai cấp Tư sản, để sản xuất kinh doanh theo phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa.

- Hai là phải có một số đông người lao động bị tước hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động trở thành lao động làm thuê.

Vì vậy, vấn đề tích luỹ tiền tệ cực kỳ quan trọng cho sự ra đời của chủ nghĩa Tư bản. Trong thời kỳ này sản xuất chưa phát triển, để có tiền tệ tích luỹ phải thông qua hoạt động thương mại, đặc biệt là sự phát hiện ra châu Mỹ nên đã xuất hiện một làn sóng du thương phát triển mạnh mẽ, để chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu, điều này đã chứng tỏ vai trò của Tư bản thương mại.

Trong thời kỳ này quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Trọng thương là đánh giá cao vai trò của tiền tệ. Coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của tài sản nhà nước, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giầu. Hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng của tiền tệ, họ coi tiền tệ là tiêu chuẩn giầu có của của cải, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ và là phương tiện để thu được lợi nhuận. Để có thể tích luỹ tiền để đầu tư công nghiệp hoá các ngành sản xuất trong nước, phải thông qua hoạt động ngoại thương. Họ cho rằng nội thương là hệ thống ống dẫn còn ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương. Học thuyết kinh tế của trường phái Trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua

bán và trao đổi sinh ra, nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có.

Từ những quan điểm cơ bản trên, trường phái Trọng thương cho rằng để thực hiện được việc tích luỹ tiền tệ phải được sự giúp đỡ của Nhà nước, đặc biệt là vai trò của nhà nước trong lĩnh vực lưu thông mua bán trao đổi trong ngoại thương. Theo trường phái Trọng thương nhà nước phải nắm độc quyền ngoại thương, thông qua việc tạo điều kiện pháp lý cho các công ty thương mại độc quyền buôn bán với nước ngoài. Trong điều kiện mới ra đời của chủ nghĩa Tư bản, việc công nghiệp hoá nền kinh tế chỉ tồn tại và phát triển được dưới sự ủng hộ giúp đỡ của nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính phủ Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 31)