Đô thị trên thế giới có xu hƣớng phát triển theo một trong ba mô hình sau:
a. Mô hình “Làn sóng điện”
Do nhà xã hội học Ernest Burgess - Chicago đề xuất năm 1925. Thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm (trừ trƣờng hợp nó bị giới hạn bởi các điều kiện địa lí) nhƣ sau:
- Vùng 1 - khu vực trung tâm: là khu hành chính, hoặc thƣơng mại dịch vụ (văn phòng, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, cơ sở công nghiệp nhẹ...).
- Vùng 2 - khu chuyển tiếp: dân cƣ có mức sống thấp, thƣơng mại và công nghiệp đan xen nhau.
- Vùng 3 - dân cƣ có mức sống trung bình: gồm những hộ đi khỏi khu chuyển tiếp, mật độ dân cƣ không cao, các hộ sống ổn định và nhiều ngƣời sở hữu nhà ở đây.
- Vùng 4: Dân cƣ có mức sống tƣơng đối cao: cách trung tâm chừng 15 - 20 phút xe hơn, các hộ dân cƣ giàu có hơn, thuộc tầng lớp trung lƣu, nhà cửa hiện hơn, nhiều biệt thự hơn và có sự đan xen các khu thƣơng mại nhỏ.
- Vùng 5 - ngoại ô: không gian rộng, ga hàng không, ga xe lửa thƣờng đƣợc bố trí ở đây. Dân cƣ không đông đúc mà chức năng chủ yếu của khu vực này là để cung cấp nông sản, dịch vụ sinh thái...
Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các khu vực đều có xu hƣớng mở rộng (không có khu vực nào đứng yên). Dân cƣ thuộc tầng lớp thƣợng lƣu và các khu công nghiệp có xu hƣớng chuyển ra khỏi trung tâm thành phố. Những ngƣời lao động không có trình độ chuyên môn cao có xu hƣớng di chuyển vào trung tâm để kiếm việc làm. Chính vì vậy mà giá thuê nhà ở trung tâm sẽ giảm dần.
Sơ đồ 3.1: Mô hình thành phố phát triển theo kiểu “Làn sóng điện”
b. Mô hình thành phố đa cực
Mô hình này do hai nhà địa lí Harris và Ulman đƣa ra năm 1945. Mô hình chủ yếu tính đến các dạng đô thị mới phát sinh do sự phát triển của phƣơng tiện giao thông.
Đặc điểm của mô hình này là tính linh hoạt và có tính đến vị trí địa hình. Xu hƣớng công nghiệp sử dụng vùng có địa thế bằng phẳng kết hợp với phong cảnh đẹp, không gian thoáng rộng. Cơ sở xây dựng mô hình là thành phố có cơ cấu kiểu tế bào, cho phép xây dựng nhiều trung tâm. Trong mô hình, các khu đƣợc phân chia nhƣ sau: Khu trung tâm; Khu công nghiệp nhẹ; Khu dân cƣ hỗn hợp; Khu dân cƣ có thu nhập trung bình; Khu dân cƣ có thu nhập dƣới trung bình; Khu công nghiệp
1 2 2
3
4 5 5
nặng; Khu thƣơng mại ngoại thành; Khu ở ngoại thành chất lƣợng cao; Khu công nghiệp ngoại thành.
Sơ đồ 3.2: Mô hình thành phố phát triển đa cực
c. Mô hình phát triển theo khu vực
Mô hình do chuyên gia địa chính Homer Hoyt đƣa ra năm 1939. Mô hình chủ yếu tính đến các dạng đô thị phát triển với sự hiện đại hóa của các phƣơng tiện giao thông và nhiều thành phố phát triển theo kiểu khu phố. Đặc điểm của mô nhƣ sau:
- Từ trung tâm thành phố đƣợc mở rộng - Thành phố bao gồm các khu vực
- Sự tăng trƣởng hƣớng vào vùng còn trống
- Sự phát triển nhanh theo các trục giao thông làm cho thành phố có hình sao
Sơ đồ 3.3: Mô hình thành phố phát triển theo khu vực
1 5 5 2 3 4 6 7 8 9
[13, 9-11]