Về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của cơ quan chính quyền

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 111)

HĐND thành phố hoạt động nhƣ một cơ quan tự quản của địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân thành phố về hoạt động của mình. Tất nhiên, trong những trƣờng hợp đặc biệt, Chính phủ có thể giải tán HĐND thành phố. HĐND thành phố bị giải tán thì Thị trƣởng vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi nhân dân thành phố bầu đƣợc HĐND mới.

Với tính chất là cơ quan tự quản của địa phƣơng, HĐND quyết định các biện pháp để thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố, tự quyết các biện pháp điều hành và phát triển thành phố. Tất cả các vấn đề, lĩnh vực mang tính liên thông toàn thành phố đều phải căn cứ vào nghị quyết của HĐND thành phố để thực hiện.

Hội đồng nhân dân thành phố thực hiện quyền lực của mình thông qua các kì họp. Do đô thị trực thuộc trung ƣơng chỉ có một cấp chính quyền, nên số lƣợng kì họp của HĐND có thể tăng thêm so với số lƣợng 2 lần/năm nhƣ hiện tại, có thể là 4 - 6 lần/năm. Ngoài các cuộc họp định kì, HĐND có thể họp bất thƣờng để quyết định các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lí đô thị.

HĐND chịu trách nhiệm tập thể trƣớc nhân dân thành phố và trƣớc Chính phủ về các quyết định của mình. Cá nhân mỗi đại biểu HĐND chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân thành phố và trƣớc HĐND, có thể bị biểu quyết bất tín nhiệm trong kì họp của HĐND.

của HĐND thành phố, đồng thời trực tiếp điều hành mọi hoạt động quản lí hành chính của thành phố. Thị trƣởng có thể ban hành các quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thị trƣởng đại diện cho thành phố trong mọi hoạt động đối nội, đối ngoại.

Đƣợc HĐND thành phố bầu ra trong số các đại biểu của mình, thị trƣởng chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc HĐND thành phố, trƣớc nhân dân thành phố và trƣớc Chính phủ. Sau khi đƣợc HĐND bầu ra, chức danh này nên có sự phê chuẩn của Thủ tƣớng Chính phủ để bảo đảm sự chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ, đồng thời cũng để Chính phủ có thể theo dõi sát sao hơn hoạt động của chính quyền thành phố. Là cơ quan có quyền phê chuẩn chức danh Thị trƣởng, Chính phủ có thể yêu cầu HĐND bỏ phiếu bất tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Thị trƣởng.

Các cơ quan chuyên môn của thị trƣởng có nhiệm vụ tƣ vấn, tham mƣu cho thị trƣởng trong các lĩnh vực quản lí thành phố. Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn do thị trƣởng bổ nhiệm. Có thể tiến hành thi tuyển để chọn ra ứng cử viên cho chức danh này.

Các khu trong địa bàn thành phố đƣợc thành lập, chia tách, sáp nhập theo nghị quyết của HĐND. Trƣởng khu do các đoàn thể của nhân dân trong khu giới thiệu lên để Thị trƣởng bổ nhiệm. Nếu là khu mới hay khu không có chức năng định cƣ, thị trƣởng chủ động bổ nhiệm trƣởng khu. Các quyết định bổ nhiệm trƣởng khu phải có sự phê chuẩn của HĐND thành phố. Từ cơ chế này, HĐND cũng có thể yêu cầu thị trƣởng miễn nhiệm, bãi nhiệm trƣởng khu trong trƣờng hợp cần thiết.

Trƣởng khu hoạt động nhƣ một cánh tay nối dài của chính quyền thành phố, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, của thành phố tại khu của mình, cung cấp các dịch vụ hành chính công cho nhân dân trong khu.

Giúp việc cho trƣởng khu có các cơ quan chuyên môn nhất định. Thị trƣởng quyết định số lƣợng, lĩnh vực và cơ cấu các cơ quan này tùy theo nhu cầu quản lí hành chính của từng khu. Trƣởng khu có thể xin phép Thị trƣởng cho thành lập thêm các cơ quan giúp việc cho mình nếu cần thiết. Trƣởng khu đƣợc tuyển dụng và

Để cung cấp dịch vụ hành chính công nhanh chóng, kịp thời cho nhân dân, trƣởng khu có thể thành lập các Trung tâm dịch vụ hành chính công đặt tại một số địa bàn trong khu của mình. Các trung tâm này trực thuộc trƣởng khu và hoạt động nhƣ cơ quan chuyên môn của trƣởng khu, thay mặt trƣởng khu thực hiện các giao dịch với ngƣời dân. Mỗi trung tâm không có địa bàn hoạt động độc lập, mà có địa bàn toàn khu. Nhân dân trong khu có thể chọn ra một trung tâm bất kì để tiến hành giao dịch. Trung tâm tiếp thu ý kiến, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, rồi có thể xử lí trực tiếp hoặc báo cáo về trƣởng khu để xử lí. Đây không phải là một cấp hành chính dƣới khu, mà là chỉ là cơ quan thay mặt cho trƣởng khu trong địa bàn khu.

Sơ đồ 3.4: Mô hình đề xuất về tổ chức chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 111)