CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG
Trong thời gian gần đây, nhu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng đã dần trở nên cấp thiết. Vì vậy, ngày càng có nhiều ý kiến, đề xuất về việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng. Tất nhiên, nói là đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền, nhƣng đa phần các ý kiến - dù ở mức phân tích hệ thống hay chỉ là đề xuất bƣớc đầu - đều tập trung nhiều vào vấn đề tổ chức chính quyền đô thị, với việc phân chia các cấp chính quyền là trọng tâm.
Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng chính quyền đô thị chỉ nên có duy nhất 1 cấp. Chính quyền đó trực thuộc trung ƣơng và thực hiện quản lí nhà nƣớc thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ của đô thị. Với tính chất là cấp chính quyền cơ sở, sẽ có cả hai cơ quan HĐND và UBND thành phố. Điều này sẽ tạo cho việc quản lí mọi vấn đề của thành phố một sự tập trung, thống nhất cao, xử lí tình huống một cách toàn diện, triệt để, chính xác, tránh đƣợc sự chồng chéo, ỷ lại. Thành phố có thể đƣợc chia thành nhiều khu vực nhỏ hơn để quản lí, nhƣng đó không phải là một cấp chính quyền, mà chỉ là nơi trực tiếp xử lý các dịch vụ hành chính công để thuận tiện cho dân, tránh dồn tất cả về một trụ sở chính.
Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng chính quyền thành phố trực thuộc trung ƣơng nên có 2 cấp: cấp thành phố và cấp khu phố (hoặc cấp quận). Cấp khu phố sẽ là cấp cơ sở. Cả hai cấp đều xây dựng chính quyền hoàn chỉnh gồm HĐND và UBND. Những ngƣời đƣa ra ý kiến này cho rằng vì thành phố trực thuộc trung ƣơng có qui mô tƣơng đối lớn, lƣợng công việc nhiều, phức tạp và đa dạng, nên cần phải thêm một cấp dƣới cấp thành phố thì việc quản lí mới bảo đảm sâu sát và kịp thời, tránh cho cấp thành phố khỏi bị quá tải.
Trong số những ý kiến này, cũng có một số ngƣời cho rằng, vì bản chất của UBND là cơ quan chấp hành - điều hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nƣớc tại địa phƣơng, nên cần trả lại tên gọi “ủy ban hành chính” cho cơ quan này nhƣ những giai đoạn đầu tiên từ năm 1945 - 1980 [14].
Ngoài hai nhóm ý kiến chủ yếu trên đây, còn có rất nhiều ý kiến khác về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng. Đã có ý kiến mạnh dạn đề xuất nên bỏ cấp thành phố trực thuộc trung ƣơng, mà chỉ có tỉnh trực thuộc trung ƣơng. Dƣới tỉnh sẽ có thành phố nhƣ một trung tâm của tỉnh.
“Vậy nên chăng quy định tất cả các đơn vị hành chính thuộc trung ƣơng là tỉnh. Chúng ta sẽ có thành phố Hà Nội 1,3 triệu dân nằm trong tỉnh Hà Nội 2,5 triệu dân. Mọi việc và mọi chuyện cần đúng nhƣ tên gọi của nó. Lúc đó cuộc họp của thành phố sẽ chỉ bàn vấn đề công nghiệp, du lịch, dịch vụ, chiếu sáng, thoát nƣớc, cấp nƣớc, cấp điện, làm đƣờng, làm vƣờn hoa... Việc cày, cấy, làm thuỷ lợi là của tỉnh, huyện và xã. Dƣới tỉnh, mỗi thành phố, thị xã đều có bộ máy hành chính riêng đứng đầu là thị trƣởng (chỉ lo cho khu vực mà hiện nay ta đang gọi là nội thành, nội thị). Tức là thành phố lúc đó chỉ gồm khu vực nội thành hiện nay. Thành phố chia thành quận có từ 7 đến 10 vạn dân. Thật ra số dân Đà Nẵng, Cần Thơ, Nam Định, Huế đều đã hơn Hải Phòng khi thành phố này bắt đầu chia làm 3 quận. Nhƣ thế thành phố Hồ Chí Minh nên có khoảng 30 quận, Hà Nội 15 quận, Hải Phòng 5 quận, Đà Nẵng 5 quận và các thành phố Huế, Cần Thơ, Nam Định, Quy Nhơn có 3 quận.
Nhƣ vậy ta đạt đƣợc sự tƣơng đƣơng về độ lớn giữa các quận. Dƣới quận chỉ có khu phố không phải đơn vị hành chính. Các thành phố khác trên thế giới cũng không có cấp phƣờng, ta sẽ bớt đƣợc rất nhiều bộ máy cơ quan cấp phƣờng. Khi đó thành phố là đơn vị hành chính đặc biệt cao hơn huyện. Quận là đơn vị hành chính đặc biệt cao hơn xã.” [45].
Tiến sĩ Dƣơng Quang Trung - Phó viện trƣởng Viện nghiên cứu khoa học tổ chức Nhà nƣớc (Bộ Nội vụ) sau khi phân tích những yếu kém do cơ chế quản lý hiện nay ở các đô thị Việt Nam đã đƣa ra ý kiến cần cải cách đối với bộ máy chính quyền đô thị, trong đó nhấn mạnh đến cơ chế vận hành bộ máy chính quyền. Theo
ông Trung, cần áp dụng chế độ thị trƣởng trong quản lý điều hành thay cho chế độ tập thể của UBND để tăng cƣờng trách nhiệm và thẩm quyền của ngƣời đứng đầu, hạn chế tình trạng không biết quy trách nhiệm cho ai mỗi khi sự quản lý gây hậu quả nghiêm trọng. Thị trƣởng có thể đƣợc HĐND bầu ra hoặc dân bầu trực tiếp cùng các cơ chế giám sát, chế tài khác [55].
Có thể xem bộ máy chính quyền đô thị là phần cứng, còn pháp luật, chính sách và các hoạt động quản lí đô thị là phần mềm. Đúng nhƣ qui luật phát triển phần cứng - phần mềm của một hệ thống, phần mềm luôn phát triển nhanh hơn, do nó linh hoạt, dễ thay đổi, nâng cấp hơn. Hiện nay chúng ta - mỗi ngƣời sống ở đô thị - đều cảm nhận rất rõ đời sống đô thị thông qua các hoạt động xây dựng, phát triển đô thị, thông qua các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển đô thị. Nhƣng từ bao nhiêu năm, chúng ta vẫn thấy bộ máy chính quyền đô thị - phần cứng - tồn tại mà không có gì thay đổi, hoặc nếu có, thì cũng chỉ ở mức xiết lại vài con ốc, tra dầu mỡ cho bộ máy đó mà thôi. Cơ cấu tổng thể và nguyên lí hoạt động vẫn y nguyên. Đã đến lúc chúng ta nâng cấp cho bộ máy đó, để chúng có thể chạy nhanh hơn, êm hơn, hiệu quả hơn, sao cho theo kịp với nhịp điệu chung của thế giới.
Trên cơ sở các nghiên cứu của cá nhân, tham khảo các ý kiến của các nhà khoa học, đối chiếu với mô hình tổ chức chính quyền đô thị của các nƣớc trên thế giới, luận văn có những khuyến nghị cụ thể sau: