Về chức năng hoạt động, đúng nhƣ tên gọi của mình, cơ quan này có hai chức năng cơ bản là chấp hành và quản lí hành chính.
Chấp hành có nghĩa là cơ quan chấp hành - hành chính phải thực hiện những văn bản pháp luật của cơ quan đại diện cùng cấp và của chính quyền cấp trên. Còn quản lí hành chính là việc cơ quan này, dựa vào các văn bản của cấp trên, của cơ quan đại diện cùng cấp, quyết định các biện pháp và trực tiếp thực hiện các biện pháp đó để điều hành các mặt của đời sống địa phƣơng. Chính chức năng này đã tạo cho cơ quan chấp hành - hành chính một quyền lực thực tế và thƣờng xuyên đối với đời sống kinh tế - xã hội của địa phƣơng, mà đôi khi làm ngƣời ta có cảm tƣởng nó lấn át cả quyền lực của cơ quan đại diện.
Về cơ chế hoạt động, tùy theo hình thức của cơ quan là tập thể hay cá nhân, mà chế độ làm việc của cơ quan chấp hành - hành chính có thể là làm việc tập thể
hay chế độ thủ trƣởng. Ngay cả trong chế độ làm việc tập thể, thì vai trò của ngƣời đứng đầu cơ quan này cũng rất quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động chung của cả cơ quan. Chính vì vậy, thông thƣờng bên cạnh chế độ trách nhiệm tập thể của cả cơ quan, pháp luật các nƣớc cũng qui định thêm chế độ trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu cơ quan chấp hành - hành chính. Còn nếu cơ quan này là cơ quan cá nhân với chế độ thủ trƣởng, thì đƣơng nhiên chế độ trách nhiệm là trách nhiệm cá nhân. Thị trƣởng - chức danh tiêu biểu của cơ quan này - có toàn quyền quyết định về các biện pháp và thực hiện các biện pháp quản lí hành chính tại địa phƣơng, đồng thời hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình.
Về hình thức hoạt động, nếu là cơ quan tập thể, thì đƣơng nhiên các kì họp của cơ quan chấp hành - hành chính là hình thức hoạt động quan trọng nhất. Song song với nó là hoạt động ban hành văn bản quản lí hành chính của cá nhân lãnh đạo cơ quan này. Nếu là cơ quan cá nhân, thì chỉ có hoạt động soạn thảo, ban hành và thực hiện các văn bản quản lí hành chính của ngƣời lãnh đạo cơ quan mà thôi.
CHƢƠNG 2