Lộ trình thực hiện việc đổi mớ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 115)

Các khu của

3.3.2.1. Lộ trình thực hiện việc đổi mớ

Phác thảo trên giấy tờ mô hình tổ chức và hoạt động mới của chính quyền đô thị là việc dễ, nhƣng hiện thực hóa mô hình đó thế nào mới là điều cần phải cân nhắc kĩ lƣỡng. Sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng nhƣ hoạt động của chính quyền đô thị chắc chắn sẽ gây ra xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của đô thị. Những thay đổi trong bộ máy chính quyền sẽ gây ảnh hƣởng tới quyền lợi của một bộ phận không nhỏ những cán bộ, công chức đang hoạt động trong bộ máy đó. Song song với đó, bản thân các ngƣời dân và các tổ chức phi nhà nƣớc khác cũng sẽ chịu ảnh hƣởng do cơ chế thay đổi. Nếu không tính toán cẩn thận, hậu quả của sự thay đổi này sẽ là khôn lƣờng.

Tuy cần phải cẩn thận, song sự đổi mới đã là một nhu cầu gần nhƣ tất yếu. Mới đây nhất, ngày 27/4/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2006 - 2010 kèm theo Quyết định số 94/2006/QĐ- TTg. Trong kế hoạch này, tại Nội dung số II (Cải cách tổ chức bộ máy hành chính), một số sản phẩm quan trọng đã đƣợc dành cho đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng nói chung, đô thị nói riêng nhƣ sau:

- Sản phẩm số 17: Luật Phân cấp Trung ƣơng - Địa phƣơng (thực hiện: Bộ Nội vụ; hoàn thành: tháng 10/2008).

- Sản phẩm số 18: Sửa Luật Tổ chức HĐND và UBND (thực hiện: Bộ Nội vụ; hoàn thành: tháng 4/2008).

- Sản phẩm số 19: Xây dựng Nghị định của CP về tiêu chí phân loại các đơn vị hành chính (thực hiện: Bộ Nội vụ; hoàn thành: tháng 8/2006).

- Sản phẩm số 21: Thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị (thực hiện: Bộ Nội vụ, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; hoàn thành: tháng 6/2008).

Hiện nay chƣa có thông tin gì về mô hình tổ chức chính quyền đô thị mà Bộ Nội vụ cùng ba thành phố sẽ thực hiện thí điểm, nhƣng có thể nó không nằm ngoài những ý kiến đề xuất của các nhà khoa học trong thời gian vừa qua. Điều quan trọng nhất của động thái này là, những sản phẩm dự kiến nói trên đã củng cố cho luận điểm cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng.

Để xác lập mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng nhƣ đã đề xuất ở trên, việc đổi mới nên tiến hành theo ba giai đoạn nhƣ sau:

- Giai đoạn thứ nhất: 2 năm đầu tiên:

Những thay đổi lớn, triệt để về tổ chức chính quyền đô thị tỏ ra không phù hợp, vì nó sẽ gây ra sự biến động lớn trong xã hội, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhƣ vậy, đối với giai đoạn 2 năm tới, chỉ nên thực hiện một vài thay đổi nhỏ mà thôi.

Chính quyền đô thị gồm 3 cấp vẫn nên đƣợc duy trì nhƣ hiện nay, ngay cả việc phân lại địa giới hành chính cũng không nên thực hiện. Chỉ nên có một chút thay đổi ở cấp phƣờng: cấp này sẽ trở thành một cấp hành chính thuần tuý, là một cánh tay nối dài của chính quyền quận nhằm đƣa công việc quản lí nhà nƣớc đi sâu đi sát vào đời sống nhân dân. Sẽ không còn cơ quan hội đồng nhân dân phƣờng nữa. Rõ ràng là từ lâu nay, việc ngƣời dân phƣờng thể hiện ý chí, nguyện vọng qua hội đồng nhân dân phƣờng đã không còn hiệu quả cao nữa. Trong khi đó, hầu nhƣ mọi vấn đề sinh hoạt đều đƣợc phản ánh ở tổ dân phố. Tuy không phải một cấp chính quyền, nhƣng tổ dân phố lại phát huy đƣợc hiệu quả rất cao trong việc duy trì tình đoàn kết, lối sống văn hoá của nhân dân địa phƣơng. Bỏ cơ quan hội đồng nhân dân phƣờng và tăng cƣờng hoạt động cho tổ dân phố sẽ là sự bù trừ cho những hụt hẫng nếu có để tránh gây ra sự xáo trộn lớn trong xã hội. Ngoài ra, việc bỏ hội đồng nhân dân phƣờng cũng làm giảm đáng kể sự cồng kềnh của bộ máy chính quyền đô thị, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc, và đáng kể nhất, là làm giảm đƣợc đầu mối trong quản lí nhà nƣớc, khiến công việc quản lí có thể sẽ thông suốt hơn.

Theo mô hình này, UBND phƣờng sẽ do nhân dân phƣờng trực tiếp bầu ra. UBND phƣờng bầu ra các chức danh lãnh đạo phƣờng nhƣ chủ tịch, phó chủ tịch UBND phƣờng.

Trong giai đoạn này, có thể tiến hành thí điểm tại một số quận đƣợc chọn lựa của một vài thành phố trực thuộc trung ƣơng.

- Giai đoạn thứ hai: 2 năm tiếp theo:

Trong giai đoạn này, chúng ta có thể thí điểm bỏ cấp phƣờng tại một vài thành phố đƣợc chọn lựa. Cấp quận có thể giữ nguyên tên gọi hoặc chuyển thành cấp khu nhƣ đã đề xuất ở trên. Chính quyền thành phố tiến hành phân chia khu trong thành phố theo các chức năng của mỗi địa bàn. Sau đó, chính quyền thành phố thành lập chính quyền khu. Trƣởng khu do chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm dƣới sự phê chuẩn của HĐND thành phố.

Để bảo đảm sự thuận tiện cho nhân dân trong khu khi đi làm các thủ tục hành chính, trƣởng khu có thể thành lập một số trung tâm dịch vụ hành chính công đặt tại trụ sở của những phƣờng cũ.

- Giai đoạn thứ ba: 1 năm tiếp theo:

Trong giai đoạn này, kết quả thí điểm của hai giai đoạn trƣớc đƣợc áp dụng cho tất cả các thành phố trực thuộc trung ƣơng. Song song với việc này, mô hình thị trƣởng thành phố cũng đƣợc áp dụng thay cho mô hình ủy ban nhân dân.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)