SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÔ THỊ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)

TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY

Nghị định số 72/2001/NĐ-CP là văn bản pháp luật hiện hành cao nhất xác định rõ thế nào là đô thị và các cấp của đô thị ở Việt Nam.

Điều 4 Nghị định phân loại đô thị nhƣ sau: Đô thị đƣợc phân thành sáu loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, và đô thị loại V.

Các thành phố trực thuộc trung ƣơng phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I (Mục a Khoản 1 Điều 16).

Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu ngƣời trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000ngƣời/km2 trở lên.

Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nƣớc; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 50 vạn ngƣời trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 ngƣời/km2 trở lên.

Theo qui định tại Điều 6 Nghị định, thành phố đƣợc chia thành nội thành phố và vùng ngoại thành phố (sau đây đƣợc gọi tắt là nội thành, ngoại thành); thị xã đƣợc chia thành nội thị xã và vùng ngoại thị xã (sau đây đƣợc gọi tắt là nội thị, ngoại thị); thị trấn không có vùng ngoại thị trấn.

Vùng ngoại thành, ngoại thị có các chức năng sau: a) Bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối, các khu dân cƣ, các công trình vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công trình đặc biệt khác mà trong nội thành, nội thị không bố trí đƣợc; b) Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi; các khu tham quan, du lịch; vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trƣờng và cân bằng sinh thái; c) Dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị.

Nhìn vào những qui định này, có thể thấy khái niệm nội thành và ngoại thành của chúng ta về lí thuyết có những điểm tƣơng đồng với khái niệm downtown và suburb (tạm dịch: vùng trung tâm và vùng ngoại ô) của các nƣớc phát triển nhƣ Tây Âu và Mĩ.

Đối với các thành phố của đa số các nƣớc phát triển nhƣ Tây Âu và Mĩ, mỗi thành phố là một đô thị, và đô thị đó có thể có hoặc không có vùng ngoại ô. Vùng trung tâm là khu vực tập trung dịch vụ, thƣơng mại, văn phòng - công sở. Trong khi đó, vùng ngoại ô (nếu có) là vùng dành cho cƣ dân, cây xanh, không gian thoáng

đãng... Cả vùng trung tâm và ngoại ô đều là đô thị với đúng nghĩa của từ này. Thậm chí, với xu hƣớng hiện nay, vùng trung tâm của đô thị tại các nƣớc phát triển

thƣờng dành cho những ngƣời ít tiền sinh sống. Còn chính vùng ngoại ô mới là nơi những thị dân trung lƣu và thƣợng lƣu tìm tới để sinh sống. Đây là khu vực của những ngôi biệt thự lớn, những khu vƣờn rộng, những hồ nƣớc trong xanh, những công viên thoáng đãng...

Tuy những qui định mang tính lí thuyết của chúng ta về vùng nội thành - ngoại thành tỏ ra tƣơng đồng với nƣớc ngoài, nhƣng trên thực tế từ trƣớc đến nay, vùng nội thành mới đƣợc coi là đô thị theo đúng nghĩa, còn ngoại thành có nghĩa là nông thôn chứ không phải đô thị. Tƣơng quan nội thành - ngoại thành khác hẳn so với tƣơng quan downtown - subburb đã mô tả ở trên. Còn phải mất khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để biến đƣợc ngoại thành - nông thôn trở thành ngoại thành - đô thị theo đúng nghĩa của nó nhƣ pháp luật qui định. Chỉ có khi đó, chính quyền đô thị mới là chính quyền đô thị trọn vẹn và đúng nghĩa, chứ không phải ở trạng thái lập lờ chính quyền đô thị “kiêm nông thôn” nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)