MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 58)

TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM

Nhƣ đã nói ở phần trƣớc, hiện nay chính quyền địa phƣơng đƣợc tổ chức và hoạt động dựa trên văn kiện pháp lí cao nhất là Hiến pháp năm 1992. Còn văn bản luật hiện hành điều chỉnh tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng nói riêng là Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản dƣới luật khác điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể trong tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp nói chung và tại thành phố trực thuộc trung ƣơng nói riêng.

Mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng hiện nay có thể đƣợc khái quát nhƣ sau:

- Về phân chia cấp chính quyền: gồm ba cấp thành phố, quận, và phƣờng đối với khu vực nội thành; và ba cấp thành phố, huyện, xã - thị trấn đối với khu vực ngoại thành. Cả ba cấp chính quyền đều là chính quyền hoàn chỉnh, bao gồm hai cơ quan cơ bản là HĐND và UBND. Cấp phƣờng - xã - thị trấn đƣợc coi là cấp chính quyền cơ sở.

- Cơ quan HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở thành phố, do nhân dân thành phố bầu ra, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân thành phố và trƣớc cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Đại biểu của HĐND đƣợc bầu theo phƣơng thức phổ thông đầu phiếu và trực tiếp. Số lƣợng đại biểu HĐND các cấp do Luật Bầu cử đại biểu HĐND năm 2003 qui định, và đƣợc tính theo qui mô dân số tại mỗi địa phƣơng. Nhiệm kì của HĐND là 5 năm.

HĐND quyết định những chủ trƣơng, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phƣơng, xây dựng và phát triển địa phƣơng về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phƣơng, làm tròn nghĩa vụ của địa phƣơng đối với cả nƣớc. Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND nói chung, HĐND thành phố trực thuộc trung ƣơng còn có những nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù cho khu vực đô thị, cụ thể là:

+ HĐND thành phố trực thuộc trung ƣơng: 1. Quyết định biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phƣơng trong vùng, khu vực và cả nƣớc theo phân cấp của Chính phủ; 2. Thông qua kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, quy hoạch tổng thể về xây dựng và phát triển đô thị để trình Chính phủ phê duyệt; 3. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan đô thị; 4. Quyết định biện pháp quản lý dân cƣ ở thành phố và tổ chức đời sống dân cƣ đô thị (Điều 18 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003).

+ HĐND quận: 1. Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố; 2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông; phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ

môi trƣờng, cảnh quan đô thị; 3. Quyết định biện pháp quản lý dân cƣ đô thị và tổ chức đời sống nhân dân trên địa bàn (Điều 26).

+ HĐND phƣờng: 1. Quyết định biện pháp thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị; thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; bảo đảm trật tự giao thông đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn phƣờng; 2. Quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị; biện pháp phòng, chống cháy, nổ, giữ gìn vệ sinh; bảo vệ môi trƣờng, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trong phạm vi quản lý; 3. Quyết định biện pháp quản lý dân cƣ và tổ chức đời sống nhân dân trên địa bàn phƣờng (Điều 35).

Hiệu quả hoạt động của HĐND đƣợc bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động của Thƣờng trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND và của các đại biểu HĐND. Hoạt động chủ yếu của HĐND là tiến hành các kì họp để quyết định các vấn đề của địa phƣơng và thực hiện việc giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc khác trên địa bàn.

Các cơ quan của HĐND: Trong HĐND có Thƣờng trực HĐND và các ban của HĐND.

Thƣờng trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra.

Thƣờng trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên thƣờng trực. Thƣờng trực HĐND cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND.

HĐND cấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá - xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc.

HĐND cấp huyện thành lập hai Ban: Ban kinh tế - xã hội; Ban pháp chế. Số lƣợng thành viên của mỗi Ban do HĐND cùng cấp quyết định. Thành viên của các Ban của HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Trƣởng ban của HĐND không thể đồng thời là Thủ trƣởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp.

- Cơ quan UBND: UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc cấp trên.

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng tới cơ sở.

Cũng giống nhƣ HĐND, bên cạnh những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND nói chung, UBND các cấp của thành phố trực thuộc trung ƣơng có những nhiệm vụ, quyền hạn riêng của khu vực đô thị, cụ thể nhƣ sau:

+ UBND thành phố trực thuộc trung ƣơng: 1. Tổ chức thực hiện biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phƣơng trong vùng, khu vực và cả nƣớc theo phân cấp của Chính phủ; 2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị; lập quy hoạch tổng thể về xây dựng và phát triển đô thị trình HĐND thông qua để trình Chính phủ phê duyệt; 3. Thực hiện chủ trƣơng, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định của pháp luật; 4. Trực tiếp quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định của pháp luật; 5. Quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc của thành phố để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở tại đô thị; 6. Hƣớng dẫn, sắp xếp mạng lƣới thƣơng mại, dịch vụ, du lịch đô thị; 7. Xây dựng kế hoạch và biện pháp giải quyết việc làm; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị theo quy định của pháp luật; 8. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý dân cƣ và tổ chức đời sống dân cƣ đô thị; 9. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ

bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; tổ chức phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan đô thị (Điều 96).

+ UBND quận: 1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố; 2. Quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; 3. Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật; 4. Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố giao trên địa bàn quận (Điều 109).

+ UBND phƣờng: 1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND phƣờng về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đƣờng, lề đƣờng, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cƣ đô thị trên địa bàn; 2. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phƣờng theo quy định của pháp luật; 3. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phƣờng theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật; 4. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phƣờng; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, quyết định (Điều 118).

Cơ cấu của UBND: gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên. Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND.

Số lƣợng thành viên của UBND các cấp đƣợc quy định nhƣ sau:

UBND thành phố trực thuộc trung ƣơng có từ chín đến mƣời một thành viên; UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh có không quá mƣời ba thành viên.

UBND phƣờng có từ ba đến năm thành viên (Điều 122).

Cụ thể hóa qui định của luật, ngày 01/4/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2004/NĐ-CP qui định số lƣợng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp.

Về số lƣợng thành viên UBND thành phố trực thuộc trung ƣơng, Nghị định qui định nhƣ sau:

- UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 13 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch và 7 ủy viên (Điều 5).

- UBND thành phố trực thuộc trung ƣơng là đô thị loại I (trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có 11 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch, 4 phó chủ tịch, và 6 ủy viên (Điều 6).

- UBND thành phố trực thuộc trung ƣơng không thuộc diện qui định tại Điều 6 có 9 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch và 5 ủy viên. Trong nhiệm kì, HĐND cấp tỉnh có thể ấn định thêm số lƣợng thành viên UBND cấp mình nhƣng tổng số không quá 11 thành viên và phải đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê chuẩn (Điều 7).

Về số lƣợng thành viên UBND quận, huyện, Nghị định qui định:

- UBND huyện có dân số từ 150.000 ngƣời hoặc có diện tích từ 1.000 km2 trở lên và huyện có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trở lên có 9 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch, và 5 ủy viên (Điều 8).

- UBND huyện không thuộc diện qui định tại Điều 8 có 7 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 4 ủy viên. Trong nhiệm kì, HĐND huyện có thể ấn định thêm số lƣợng thành viên UBND cấp mình nhƣng tổng số không vƣợt quá 9 thành viên và phải đƣợc chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (Điều 9).

- UBND quận có 9 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch và 5 ủy viên (Điều 10).

Về số lƣợng thành viên UBND phƣờng, xã, Nghị định qui định:

- UBND xã không thuộc diện qui định tại Điều 11 của Nghị định có 3 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 1 ủy viên. Trong nhiệm kì, HĐND xã có

thể ấn định thêm số lƣợng thành viên UBND cấp mình nhƣng tổng số không vƣợt quá 5 thành viên và phải đƣợc chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (Điều 12).

- UBND phƣờng, thị trấn có 5 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch, và 2 ủy viên.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND: là cơ quan tham mƣu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ƣơng đến cơ sở. Cơ quan chuyên môn hoạt động theo chế độ thủ trƣởng. Cơ quan chuyên môn thuộc chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trƣởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc UBND, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trƣớc HĐND cùng cấp khi đƣợc yêu cầu.

Theo Nghị định 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, các cơ quan chuyên môn đƣợc tổ chức nhƣ sau:

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh gồm có Sở và cơ quan tƣơng đƣơng Sở (sau đây gọi chung là sở) (Khoản 2 Điều 1).

Điều 8 Nghị định qui định tên gọi cụ thể của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh nhƣ sau: 1. Sở Nội vụ; 2. Sở Tài chính; 3. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 5. Sở Công nghiệp; 6. Sở Xây dựng; 7. Sở Giao thông - Công chính; 8. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; 9. Sở Thƣơng mại và Du lịch; 10. Sở Khoa học và Công nghệ; 11. Sở Giáo dục và Đào tạo; 12. Sở Y tế; 13. Sở Văn hoá - Thông tin và Thể dục thể thao; 14. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; 15. Sở Tƣ pháp; 16. Sở Bƣu chính, Viễn thông; 17. Thanh tra thành phố; 18. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; 19. Văn phòng UBND cấp tỉnh.

Căn cứ và đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, UBND cấp tỉnh có thể trình HĐND cấp tỉnh quyết định

thành lập một số cơ quan chuyên môn sau: 1. Sở Ngoại vụ; 2. Sở Du lịch; 3. Sở Thuỷ sản; 4. Sở Thể dục Thể thao; 5. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập Sở Quy hoạch - kiến trúc; 6. Ban Tôn giáo; 7. Ban Dân tộc; 8. Cơ quan Kiểm lâm.

Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhƣ sau:

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm có Phòng và cơ quan tƣơng đƣơng Phòng (sau đây gọi chung là Phòng) (Khoản 2 Điều1).

Theo Điều 7 Nghị định, tên gọi cụ thể của các cơ quan này nhƣ sau: 1. Phòng nội vụ-Lao động Thƣơng binh và Xã hội; 2. Phòng Tài chính - Kế hoạch; 3. Phòng giáo dục; 4. Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao; 5. Phòng Y tế; 6. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng; 7. Phòng tƣ pháp; 8. Phòng Kinh tế; 9. Phòng Hạ tầng kinh tế (đối với quận, thị xã, thành lập Phòng Quản lý đô thị); 10. Thanh tra huyện; 11. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; 12. Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)