1.3.1. Tổ chức của chính quyền
Ở nhiều nƣớc phát triển, vấn đề đô thị trực thuộc ai không quan trọng lắm, mà điều quan trọng nhất là qui mô của đô thị đó ra sao về dân số, diện tích, mật độ, cơ sở hạ tầng. Tuỳ theo qui mô đô thị mà chính quyền đô thị sẽ đƣợc tổ chức với những đặc thù nhất định để đáp ứng đƣợc qui mô đó.
Một điểm nữa cũng rất quan trọng, là tính tự quản rất cao của các đô thị ở các nƣớc phát triển. Chính quyền đô thị thƣờng do dân cƣ đô thị thành lập nên, và đƣợc chủ động toàn quyền quyết định các vấn đề của địa phƣơng.
Tuy nhiên, nhìn chung các nƣớc trên thế giới, vẫn luôn tồn tại những đô thị có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, và những đô thị đó thƣờng đủ lớn về mọi mặt để không nằm trong bất cứ một cấp địa phƣơng nào, mà trực thuộc trung ƣơng, hoặc ít nhất thuộc bang ở những nhà nƣớc liên bang.
(Về vấn đề tính chất của bang trong liên bang, cũng cần thống nhất rằng bang không phải là một cấp chính quyền địa phƣơng. Bang khác tỉnh. Trong nhà nƣớc liên bang, bang là một đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt, có vị trí độc lập và chủ quyền tƣơng đối so với liên bang. Rất nhiều hoạt động đối nội của bang độc lập so với liên bang. Mỗi bang có hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng của mình, với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp riêng. Thƣờng chỉ trong quan hệ giữa các bang và quan hệ ra ngoài liên bang, thì bang mới phải phụ thuộc vào nhà nƣớc liên bang. Tất nhiên, ở đây chúng ta cũng phải kể đến trƣờng hợp có một số thành phố cấp bang, nhƣ Mátxcơva của Liên bang Nga, Béclin của CHLB Đức... Những trƣờng hợp này mang tính ngoại lệ và không có nhiều trên thế giới, và vẫn có thể coi là một dạng đô thị trực thuộc trung ƣơng).
Thông thƣờng, tên gọi dành cho những đô thị này là thành phố (city). ở Việt Nam, vì hiện tồn tại hai loại thành phố, nên trong các văn bản pháp luật, chúng ta vẫn gọi những đô thị này là thành phố trực thuộc trung ƣơng để phân biệt với các thành phố trực thuộc tỉnh.
Vấn đề tổ chức chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng, ở Việt Nam cũng nhƣ ở nƣớc ngoài, thƣờng đƣợc nhận thức qua hai mặt cơ bản: cách thức phân chia các cấp chính quyền trong đô thị, và cách tổ chức các cơ quan chính quyền của đô thị.