Quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nền kinh tế đƣợc kế hoạch hóa tập trung, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể chiếm vai trò chủ đạo, và cơ chế làm việc, lãnh đạo tập thể, đó là những nội dung đƣợc thể hiện nổi bật trong Hiến pháp năm 1959.
Tới giai đoạn này, các đơn vị hành chính lãnh thổ đã bƣớc đầu đƣợc thống nhất trong toàn quốc. Điều 78 Hiến pháp 1959 qui định:
“Các đơn vị hành chính trong nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà phân định nhƣ sau: Nƣớc chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn. Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định”.
Thuật ngữ “thành phố trực thuộc trung ƣơng” tuy đã xuất hiện từ Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng 1958, nhƣng đây là lần đầu tiên đƣợc ấn định trong một bản hiến văn.
Khác với Luật năm 1958, Hiến pháp 1959 qui định thành lập HĐND và UBHC ở cả ba cấp chính quyền tỉnh, huyện, và xã. Tuy nhiên, riêng đối với thành phố, tiếp tục tinh thần từ năm 1958, Hiến pháp 1959 vẫn qui định: “Các thành phố có thể chia thành khu phố có HĐND và UBHC theo quyết định của Hội đồng Chính
phủ” (Điều 79). Nhƣ vậy, nhìn chung thành phố trực thuộc trung ƣơng vẫn đƣợc coi là cấp cơ sở, tuy hệ thống cơ quan chính quyền có thể đƣợc chia thành hai cấp là cấp thành phố và cấp khu phố.
Luật Tổ chức HĐND và UBHC các cấp năm 1962 đã cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp 1959 nhƣ sau:
“Các đơn vị hành chính trong nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà phân định nhƣ sau: Nƣớc chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, khu tự trị; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn; Các khu tự trị chia thành tỉnh; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; Các thành phố có thể chia thành khu phố ở trong thành và huyện ở ngoài thành; Hiện nay khu Hồng quảng và khu Vĩnh Linh coi nhƣ tỉnh; Các đơn vị hành chính kể trên đều có HĐND và UBHC” (Điều 1).
Với qui định này, chúng ta thấy luật vẫn để ngỏ một phần đối với chính quyền tại thành phố trực thuộc trung ƣơng, vì việc phân chia nhỏ nữa đối với loại hình địa phƣơng này chỉ là khả năng “có thể”. Nhƣng nếu chia thành phố trực thuộc trung ƣơng thành các khu phố, thì chắc chắn khu phố sẽ có chính quyền hoàn chỉnh bao gồm HĐND và UBHC.
Một điểm đặc biệt của Luật năm 1962 là tuy luật không tách biệt giữa nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBHC tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơng, nhƣng lại có điều khoản riêng dành cho HĐND và UBHC khu phố, không nằm chung trong nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện, cấp thành phố thuộc tỉnh, cũng nhƣ cấp thị xã.
“HĐND khu phố có nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ sau: Quyết định các chủ trƣơng và biện pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá trong khu phố do thành phố giao cho; Căn cứ vào điều kiện của khu phố, quyết định việc xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội của cấp khu phố; Xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của khu phố” (Điều 18).
“UBHC khu phố có nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ sau: Lãnh đạo việc củng cố và phát triển các hợp tác xã thủ công nghiệp, củng cố các tổ chức hợp tác của tiểu thƣơng và của các ngành nghề khác; Thu thuế và các khoản thu khác của Nhà nƣớc;
quản lý các chợ; Quản lý nhà, đất và tài sản công cộng; Quản lý tài chính của khu phố; Đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng; lãnh đạo việc củng cố và phát triển quỹ tiết kiệm; Quản lý các trƣờng phổ thông, lớp mẫu giáo, lớp vỡ lòng, nhà giữ trẻ, vƣờn trẻ, phòng khám bệnh, bệnh xá, nhà hộ sinh và các cơ sở văn hoá của khu phố; Quản lý lao động, tiền lƣơng; quản lý công tác bảo hiểm xã hội, cứu tế và xã hội; Quản lý công tác hộ tịch; Giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tài sản công cộng; xây dựng lực lƣợng hậu bị, dân quân, tự vệ và thi hành các công tác quân sự khác; Quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ; Quản lý các công tác khác do cấp trên giao cho” (Điều 47).
Điều đáng lƣu ý là, tuy có nhiều điểm trùng với nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBHC huyện, thành phố thuộc tỉnh, và thị xã, nhƣng những quyền hạn, nhiệm vụ nhƣ quản lý công tác giao thông, vận tải và công tác bƣu điện và truyền thanh; quản lý công tác văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh, thể dục, thể thao... lại thuộc về cấp thành phố trực thuộc trung ƣơng, chứ không phải cấp khu phố. Điều này khẳng định các nhà làm luật giai đoạn này đã nhận biết đƣợc tính thống nhất, liên thông, không thể chia cắt của các dịch vụ công trong thành phố, vì vậy không thể giao chúng cho khu phố thực hiện đƣợc.
Cùng với những qui định về quyền hạn, nhiệm vụ của HĐND, UBHC thành phố trực thuộc trung ƣơng, có thể thấy trong giai đoạn này, chính quyền thành phố và khu phố bắt đầu can thiệp khá sâu vào đời sống kinh tế - xã hội của thành phố.