* Cơ quan lập pháp: Nghị viện thành phố (City Duma):
Nghị viện thành phố là cơ quan đại diện, đƣợc bầu trực tiếp bởi các cử tri thành phố. Nghị viện bao gồm 35 đại biểu, đại diện cho các khu vực bầu cử trong thành phố, và có nhiệm kì 4 năm. Chủ tịch và phó chủ tịch nghị viện đƣợc bầu từ các đại biểu theo thể thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch và phó chủ tịch chủ tọa các phiên họp của nghị viện, đại diện cho nghị viện trong việc thi hành các nghị quyết và các văn kiện pháp lí khác của nghị viện.
Nghị viện thành phố làm việc qua các phiên họp. Bên cạnh các phiên họp, công việc của nghị viện còn đƣợc triển khai thông qua một số tổ và ủy ban. Các ủy ban chủ yếu của nghị viện là: ủy ban Ngân sách và tài chính; ủy ban Chính sách kinh tế; ủy ban Chính sách xã hội; ủy ban hành pháp và an ninh; ủy ban Phát triển bang và tự trị; ủy ban Nội vụ nghị viện; ủy ban Doanh nghiệp; ủy ban Chính sách và cải cách nhà ở; ủy ban Chính sách môi trƣờng.
Dự luật có thể đƣợc sáng kiến tại nghị viện, thông qua các đại biểu, các ủy ban và các tổ của nghị viện. Tuy nhiên, phần lớn dự luật đƣợc sáng kiến bởi chính quyền thành phố, do thị trƣởng thông qua và đệ trình lên nghị viện. Các cơ quan hành pháp, cơ quan tự trị địa phƣơng và các tổ chức công quyền khác có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của nghị viện hoặc đại biểu nghị viện.
Nghị viện có quyền biểu quyết về hoạt động của chính quyền thành phố, và trong những trƣờng hợp đặc biệt, có thể biểu quyết bất tín nhiệm chính quyền thành phố nói chung, từng quan chức chính quyền nói riêng, kể cả thị trƣởng.
Chính quyền thành phố bao gồm: Thị trƣởng; Phó thị trƣởng phụ trách (Vice-Mer); Phó thị trƣởng thứ nhất (First Deputy Mer): chịu trách nhiệm về những mảng công việc lớn của chính quyền thành phố; Các phó thị trƣởng; Chánh văn phòng của chính quyền thành phố; Các bộ trƣởng; Trƣởng các khu hành chính.
Thị trƣởng thành phố: là quan chức hành chính cao cấp nhất của thành phố. Thị trƣởng do nhân dân thành phố bầu với nhiệm kì 4 năm, và không làm quá 2 nhiệm kì. Thị trƣởng đƣợc bổ nhiệm chính quyền thành phố, xác định thẩm quyền cho các bộ trong chính quyền hành pháp, chỉ đạo hoạt động của những cơ quan này.
Theo hiến chƣơng thành phố, thị trƣởng có thể đệ trình dự luật lên Nghị viện thành phố (City Duma). Thị trƣởng cũng có quyền phủ quyết văn bản luật do Nghị viện thành phố ban hành, hoặc tái đệ trình dự luật lên Nghị viện thành phố để xem xét hoặc để sửa đổi, bổ sung.
Các cơ quan hành pháp của thành phố bao gồm các bộ, ủy ban, ban chỉ đạo, thanh tra, cùng các tổ chức phụ trợ của chúng.
Các cơ quan hành pháp chủ yếu tham gia vào quản lí và điều hành năm mảng công việc lớn của thành phố: Khoa học và công nghiệp, phát triển liên vùng và quan hệ xã hội; Chính sách và phát triển kinh tế; Dịch vụ công; Kiến trúc, xây dựng, tái thiết và phát triển; Các vấn đề xã hội.
Mỗi mảng công việc do một phó thị trƣởng thứ nhất điều hành. Các bộ, ngành khác của cơ quan hành pháp, nhƣ Bộ Tài chính, nằm ngoài phạm vi 5 mảng công việc lớn này.