Dự báo xu thế phát triển của đô thị Việt Nam trong tƣơng la

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 92)

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đô thị Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển vô cùng mạnh mẽ về cả chiều rộng và chiều sâu. Theo diễn biến phát triển hiện nay, tôi cho rằng số lƣợng đô thị loại đặc biệt sẽ không tăng, bởi vì chúng ta tránh hình thành các siêu đô thị, nhƣng số lƣợng các đô thị loại I sẽ còn tiếp tục tăng lên, ít nhất để mỗi vùng kinh tế trọng điểm có một đô thị loại I. Cũng với xu hƣớng này, số lƣợng các thành phố trực thuộc trung ƣơng sẽ tăng tƣơng ứng để bảo đảm các thành phố đó sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ tốt nhất từ trung ƣơng trong quá trình phát triển của mình.

Chủ trƣơng tránh hình thành siêu đô thị, đồng thời phát triển các vùng đô thị, chùm đô thị, theo tôi là một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc. Hƣớng phát triển này sẽ bảo đảm quá trình đô thị hóa diễn ra một cách đồng đều và rộng khắp cả nƣớc, tạo tiền đề để các địa phƣơng trong cả nƣớc cùng phát triển mà vẫn bảo đảm một số mũi nhọn phát triển. Hơn nữa, với năng lực quản lí đô thị của chúng ta còn chƣa đƣợc cao, kinh nghiệm quản lí còn ít, thì sự hình thành các đô thị cực lớn sẽ là lợi bất cập hại. Thêm vào đó, mô hình chùm đô thị, với một đô thị trung tâm cùng các đô thị vệ tinh, có thể là mô hình lí tƣởng để giải quyết triệt để

các vấn đề về sinh thái, vệ sinh môi trƣờng, cũng nhƣ bảo đảm cơ hội phát triển kinh tế.

Từ lí thuyết về mô hình phát triển đô thị nói trên, cũng nhƣ những định hƣớng phát triển đô thị của Việt Nam, có thể thấy đô thị Việt Nam, đặc biệt các đô thị trực thuộc trung ƣơng trong giai đoạn tới, sẽ là một dạng kết hợp giữa mô hình thành phố đa cực và mô hình phát triển theo khu vực.

Với mô hình này, đặc trƣng quan trọng nhất của các đô thị tƣơng lai là việc phân chia đô thị sẽ nổi bật ở tính chức năng, chứ không phải tính hành chính - lãnh thổ. Những đô thị lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... sẽ dần đƣợc qui hoạch thành các khu chức năng, nhƣ khu dân cƣ, khu vui chơi giải trí, khu sản xuất - dịch vụ, khu hành chính - công sở... Các khu chức năng đƣợc hình thành vừa do sự phân bố, sắp xếp của chính quyền thành phố, vừa do tiềm lực và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chứ không phải là sự phân chia địa giới hành chính đơn thuần nhƣ hiện nay.

Xu hƣớng phân khu chức năng nói trên đƣợc minh chứng rõ ràng bởi hiện tƣợng phát triển nở rộ của hình thái “khu đô thị mới” trong thời gian gần đây tại các đô thị lớn. Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, chức năng chủ yếu của các “khu đô thị mới” là định cƣ, tái định cƣ, kết hợp với một vài chức năng bổ trợ khác nhƣ dịch vụ, giải trí, sinh thái... Đây chính là giai đoạn sơ khai của quá trình phân khu đô thị, khi nhu cầu định cƣ và tái định cƣ của ngƣời dân đô thị là vấn đề hàng đầu mà chính quyền và các nhà qui hoạch đô thị phải giải quyết. Trong tƣơng lai, chắc chắn các khu đô thị - định cƣ và các khu chức năng khác sẽ dần dần xóa nhòa địa giới hành chính lãnh thổ truyền thống của chúng ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 92)