Nếu nhƣ Hiến pháp 1959 đánh dấu bƣớc khởi đầu của sự lãnh đạo tập thể và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dựa trên sở hữu toàn dân và kinh tế quốc doanh, thì có thể nói thời kì của Hiến pháp 1980 là thời kì đỉnh cao của thể chế này. Nhà nƣớc can thiệp mạnh mẽ vào đời sống kinh tế - xã hội, là đầu mối ban hành kế hoạch cho hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp.
Trong giai đoạn này, các đơn vị hành chính lãnh thổ của Việt Nam đƣợc phân chia nhƣ sau: “Nƣớc chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và đơn vị hành chính tƣơng đƣơng; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã;
thành phố trực thuộc Trung ƣơng chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phƣờng và xã; quận chia thành phƣờng. Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập HĐND và UBND” (Điều 113 Hiến pháp 1980).
Theo qui định này, các đơn vị hành chính lãnh thổ trong cả nƣớc đã phần nào đƣợc qui định thống nhất theo hệ thống chính quyền địa phƣơng ba cấp. Thuật ngữ “quận” đƣợc sử dụng thay thế cho “khu phố” tại bản hiến pháp trƣớc, và đơn vị “phƣờng” lần đầu tiên xuất hiện trong hiến pháp. Với qui định tại phƣờng cũng thiết lập chính quyền hoàn chỉnh bao gồm HĐND và UBND, phƣờng đã trở thành cấp chính quyền cơ sở tại khu vực đô thị, chứ không phải cấp thành phố hay cấp khu phố nhƣ trƣớc nữa. Một điểm nữa cũng rất đáng chú ý là Hiến pháp 1980 sử dụng thuật ngữ “ủy ban nhân dân” thay cho “ủy ban hành chính”. Điều này cũng đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận về tính chất, vị trí, vai trò của cơ quan này trong hệ thống chính quyền địa phƣơng. Qua tên gọi này, chúng ta muốn khẳng định rõ chính quyền địa phƣơng các cấp là của dân, do dân, vì dân.
Tính chất pháp lí của hai cơ quan HĐND và UBND đƣợc Hiến pháp 1980 qui định nhƣ sau:
“HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc ở địa phƣơng, do nhân dân địa phƣơng bầu ra, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng và chính quyền cấp trên” (Điều 114).
“UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng” (Điều 121).
Tính chất này không thay đổi nhiều so với trƣớc đó. Nhƣng Hiến pháp 1980 đã thêm vào cho HĐND chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền cấp trên. Đây là một sự thay đổi đáng lƣu ý, vì trong bản hiến pháp trƣớc, HĐND chỉ đƣợc qui định là chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng.
Trong Hiến pháp 1980, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan HĐND và UBND có nhiều thay đổi theo hƣớng tăng cƣờng quản lí trực tiếp nền kinh tế.
Điều 115 Hiến pháp qui định HĐND có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: “1- Bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật đƣợc tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phƣơng; quyết định các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nƣớc và nhiệm vụ do cấp trên giao cho; 2- Quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách của địa phƣơng, phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách của địa phƣơng; 3- Quyết định các vấn đề về sản xuất, phân phối, lƣu thông, văn hoá, xã hội và dịch vụ ở địa phƣơng; 4- Bảo đảm việc xây dựng quốc phòng toàn dân và lực lƣợng vũ trang nhân dân ở địa phƣơng; 5- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; 6- Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa; 7- Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc; 8- Bảo đảm cho công dân đƣợc hƣởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình; 9- Bầu và bãi miễn các thành viên của UBND và các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp; 10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của UBND cùng cấp hoặc của HĐND cấp dƣới trực tiếp; 11- Giải tán HĐND cấp dƣới trực tiếp khi HĐND này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân. Nghị quyết giải tán đó phải đƣợc sự phê chuẩn của HĐND cấp trên trực tiếp trƣớc khi thi hành. Nghị quyết giải tán của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và cấp tƣơng đƣơng phải đƣợc sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nƣớc trƣớc khi thi hành; 12- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phƣơng”.
Đối với quyền hạn, nhiệm vụ của UBND, Hiến pháp qui định:
“UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc HĐND cùng cấp và trƣớc UBND cấp trên trực tiếp; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và cấp tƣơng đƣơng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc HĐND cùng cấp và trƣớc Hội đồng Bộ trƣởng. Mỗi thành viên UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trƣớc HĐND, UBND, và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trƣớc HĐND” (Điều 121).
“UBND triệu tập hội nghị HĐND cùng cấp; chấp hành nghị quyết của HĐND và quyết định, chỉ thị của các cơ quan hành chính cấp trên; quản lý công tác hành chính ở địa phƣơng; chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền mình nhằm hoàn
thành kế hoạch Nhà nƣớc, phát triển kinh tế và văn hoá, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân; xét và giải quyết các điều khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân” (Điều 123).
“UBND các cấp, chiếu theo quyền hạn do luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. UBND có quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của UBND cấp dƣới, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của HĐND cấp dƣới trực tiếp, đồng thời đề nghị HĐND cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó” (Điều 124).
Với những qui định này, chúng ta có thể thấy Hiến pháp chú ý về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND hơn so với UBND. Rõ ràng với việc thay đổi tên gọi của cơ quan ủy ban, và với tƣ duy tăng cƣờng quyền làm chủ của nhân dân, cơ quan HĐND đã đƣợc tăng cƣờng quyền lực so với UBND, đặc biệt trong lĩnh vực quản lí kinh tế.
Để cụ thể hóa Hiến pháp 1980, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983 đã đƣợc ban hành. Tiếp tục tinh thần của Hiến pháp 1980, luật đã tập trung làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp. Điều đáng lƣu ý ở đây là, tuy vẫn có nội dung dành riêng cho khu vực đô thị, nhƣng nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận đã đƣợc nhập chung vào HĐND thành phố thuộc tỉnh và HĐND thị xã (Điều 19), và quyền hạn, nhiệm vụ của HĐND phƣờng cũng đƣợc qui định chung trong phần dành cho HĐND xã, thị trấn (Điều 20).
Cả hai văn bản Hiến pháp 1980 và Luật Tổ chức HĐND và UBND 1983 đều qui định rất cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của HĐND các cấp, thậm chí tới cả các ban của HĐND, nhƣng lại chỉ qui định chung chung về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, thậm chí không có qui định mỗi cấp UBND phải làm gì. Dƣờng nhƣ trong giai đoạn này, UBND chỉ đƣợc coi nhƣ một cơ quan thừa hành của HĐND, tính chất điều hành hầu nhƣ không có, mà đƣợc chuyển sang cho HĐND.
Năm 1989, Luật Tổ chức HĐND và UBND mới đƣợc ban hành thay thế cho Luật năm 1983. Luật mới không có nhiều thay đổi so với Luật cũ. Một trong những điểm thay đổi là có thêm cơ quan Thƣờng trực HĐND tại cấp tỉnh và cấp huyện.
Thƣờng trực HĐND gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, và Thƣ kí HĐND cấp tƣơng ứng. Từ đây, việc triệu tập HĐND do Thƣờng trực HĐND thực hiện, chứ không phải do UBND thực hiện nhƣ trƣớc.
Một thay đổi nữa là Luật mới không trực tiếp qui định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND mỗi cấp, mà giao cho Hội đồng Nhà nƣớc qui định (Điều 17).