Phân chia các cấp chính quyền trong đô thị

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 33)

- Chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng một cấp: Cả đô thị là một cấp chính quyền, không có sự phân chia nhỏ hơn về mặt quyền lực trong đô thị. Chính quyền đô thị thực hiện mọi công việc quản lí hành chính trong địa bàn của mình,

cũng nhƣ trực tiếp quan hệ với chính quyền trung ƣơng. Tuy nhiên, thông thƣờng trong đô thị loại này vẫn phải có một hình thức phân chia theo khu vực nào đó để tiện cho ngƣời dân thực hiện việc giao tiếp với cơ quan chính quyền. Tại mỗi khu vực sẽ đặt cơ quan đại diện của cơ quan chính quyền. Đây không phải là một cấp chính quyền, mà chỉ là cánh tay nối dài của chính quyền đô thị. Việc phân khu này thƣờng dựa trên qui mô của đô thị cũng nhƣ mật độ dân số, sự phân bố dân cƣ. Mô hình chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng một cấp có ƣu điểm là sự quản lí của chính quyền đƣợc thực hiện tập trung, thống nhất, phù hợp với đặc tính liên hoàn, thống nhất của đô thị. Hiệu lực và hiệu quả quản lí của chính quyền cao vì chủ trƣơng, chính sách, pháp luật đi trực tiếp từ chính quyền tới ngƣời dân chứ không phải qua một cấp trung gian nào. Ngoài ra, không có cấp trung gian có nghĩa là bộ máy chính quyền gọn nhẹ, vận hành linh hoạt. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình này là tất cả các công việc của đô thị đều trực tiếp đến tay chính quyền đô thị, có thể dẫn tới tình trạng quá tải đối với cơ quan chính quyền. Hơn nữa, đối với những đô thị lớn, có số dân đông, hoạt động trong đô thị phức tạp, thì mô hình này khó có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

- Chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng hai cấp: Đô thị đƣợc chia thành những đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ hơn. Tên gọi của những đơn vị hành chính lãnh thổ này rất đa dạng. ở Việt Nam, hiện tại đó có thể là quận, huyện, hoặc thị xã. Chính quyền cấp đô thị (cấp 1) thống nhất quản lí mọi mặt hoạt động của đô thị và thực hiện việc giao tiếp với chính quyền trung ƣơng. Chính quyền cấp quận (cấp 2) quản lí các mặt hoạt động trên địa bàn của mình và thực hiện những công việc do chính quyền cấp đô thị giao xuống. Ƣu điểm của mô hình này là bớt đƣợc công việc cho chính quyền cấp 1; chính quyền cấp 1 có thể tập trung hơn vào những công việc mang tính chất toàn đô thị. Còn chính quyền cấp 2, do có qui mô nhỏ về diện tích, dân số, nên sẽ gần dân hơn, đáp ứng nhanh hơn, tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân trong địa bàn. Hơn nữa, bản thân chính quyền cấp 2 này cũng có thể góp phần vào giải quyết các công việc mang tính chất toàn đô thị, đồng nghĩa với khả năng tăng thêm nguồn lực để hoàn thành những công việc đó. Tuy nhiên, mô hình

này cũng có nhƣợc điểm là phần nào phá vỡ đặc tính liên hoàn, thống nhất của đô thị, vì một số công việc của đô thị buộc phải chia nhỏ ra cho chính quyền cấp 2 thực hiện. Do có thêm cấp hành chính, bộ máy chính quyền sẽ cồng kềnh hơn. Các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật do phải đi qua thêm một tầng nữa mới tới ngƣời dân nên có thể sẽ bị hiểu sai lệch đi, dẫn tới giảm hiệu quả, hiệu lực thực thi.

- Chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng ba cấp: Cấp 2 nhƣ ở mô hình hai cấp nói trên tiếp tục đƣợc chia thành những đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ hơn. ở Việt Nam, tên gọi hiện tại của những đơn vị hành chính lãnh thổ này có thể là phƣờng, xã, hoặc thị trấn. Chính quyền cấp phƣờng (cấp 3) trở thành cấp chính quyền cơ sở. Đây là cấp chính quyền rất gần dân, có thể phản ánh nhanh chóng, kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của hầu hết ngƣời dân trong địa bàn. Cũng giống nhƣ cấp 2, chính quyền cấp 3 tiến hành quản lí các mặt tại địa bàn của mình, đồng thời thực hiện những công việc quản lí khác do cấp trên giao xuống. Việc chia nhỏ đô thị tới các đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 2 và cấp 3 theo mô hình này có ƣu điểm là chính quyền có thể nắm vững tình hình dân chúng tới từng hộ dân. Chính quyền càng đƣợc chia nhỏ thì càng hiểu rõ địa bàn của mình để có thể đƣa ra các biện pháp quản lí phù hợp nhất. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền lại càng trở nên cồng kềnh với mô hình này. “Tam sao thất bản” là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra đối với chính sách, pháp luật của nhà nƣớc trung ƣơng cũng nhƣ của chính quyền cấp 1 khi đƣợc triển khai thực hiện ở đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 3. Hơn nữa, với bộ máy chính quyền cồng kềnh, nặng nề, ngoài việc phải tập trung vào các biện pháp phát triển đô thị, chính quyền đô thị sẽ còn phải dành một nguồn lực khá lớn vào việc quản lí tổ chức và nhân sự trong hệ thống cơ quan chính quyền của mình. Đây chắc chắn là một mảng công việc tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của chính quyền bởi tính phức tạp của nó.

Ở trên là ba mô hình phân chia chính quyền đô thị trực thuộc trung ƣơng phổ biến nhất hiện nay. Tất nhiên, ở một vài quốc gia, đô thị có thể đƣợc phân chia thành những cấp nhỏ nữa, nhƣng nhìn chung, việc phân chia này ở mỗi quốc gia đều có lịch sử và lí do riêng của mình. Việc phân chia đô thị có thể mô phỏng theo,

cũng có thể khác với mô hình phân chia cấp chính quyền tại nông thôn. Tùy điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia sẽ tự tìm cho mình mô hình phân chia cấp chính quyền thích hợp nhất cho đô thị trực thuộc trung ƣơng.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)