Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ tỉnh, thành phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác th

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 130 - 135)

C NG HÒA DÂN H NHÂN DÂN LÀO NM

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ tỉnh, thành phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác th

ngũ cán bộ, đảng viên về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi

đua, khen thưởng cấp tỉnh

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, một người khi tiến hành một công việc đạt kết quả thì trước tiên phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải tiến hành công việc đó. Một công việc do nhiều người, nhiều tổ chức tiến hành, muốn

đạt kết quả thì trước tiên những người, những tổ chức càng phải có nhận thức sâu sắc, thống nhất về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải tiến hành công việc ấy. Song, nếu người, tổ chức có vai trò lãnh đạo, chỉ huy thực hiện công việc thì người, tổ

chứcấy dứt khoát phải có có nhận thức sâu sắc, toàn diện về công việc sẽ thực hiện. Trong mối quan hệ giữa tư duy với hành động, thì chỉ có thể có hành động

đúng khi có tư duy duy đúng đắn.Để xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở

các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào trong những năm tới đạt mục đích đã xác

định thì một trong những vấn đề trước tiên phải giải quyết tốt là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấpủy tỉnh, thành phố và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnhđạo chủ chốt về vị trí, vai trò của TĐKT và việc xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở Lào trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Bởi vì, cấp uỷ tỉnh, thành phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhưng trước hết và quan trọng nhất là cấp ủy tỉnh, thành phố là chủ thể chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ này. Từ nâng cao nhận thức mới xác định rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể đối với việc xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT.Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ tỉnh, thành phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên về xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh, cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:

Thứ nhất, cấp ủy, tỉnh, thành phố, các cấp ủy huyện và cấp ủy trực thuộc, chính quyền tỉnh, huyện, cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của TĐKT trong điều kiện hiện nay ở Lào, từ đó có nhận thức đúng đắn về vai trò của đội ngũ CBCT công tác TĐKT.

Để nhận thức đúng về vai trò, tác dụng của TĐKT cần tổ chức quán triệt những nội dung cơ bản củaC.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay Xỏn Phôn vi Hản về vai trò, tác dụng của TĐKT trước hết trong cấp

ủy, chính quyền cấp tỉnh và người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền trực thuộc.

Đưa nội dung này vào giảng dạy và học tậpở Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Lào với số tiết thích hợp. Đặc biệt, cần bố trí một số tiết nhất định trong chương

trình bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh hằng năm được tổ chức tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào. Những tài liệu phục vụ các lớp học này cần giao cho các nhà khoa học của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào và các nhà khoa học có chuyên ngành liên quan của Lào. Trong đó đặc biệt chú ý nhờ các nhà khoa học của Việt Nam, nhất là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giúp đỡ. Có thể xây dựng chương trình, nội dung nhờ Việt Nam chuẩn bị và cử cán bộ sang Việt Nam tham dự các lớp tập huấn ngắn ngày vè những vấn đề nêu trên.

Vềvai trò, tác dụng của TĐKT đãđược C.Mác, Ph.Ăngghen V.I. Lênin, Chủ

tịch Hồ Chí Minh luận chứng sâu sắc trong chủ nghĩa tư bản, trong CNXH. Đặc biệt V.I.Lêninđã luận chứng vai trò của thi đua trong thực hiện chính sách kinh tế

mới (NEP)ở Nga, tương tự như điều kiện Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và Lào đang xây dựng nền kinh tế hàng hóa theo định

hướng XHCN hiện nay. C.Mác viết:

Chưa nói đến một sức sản xuất mới, xuất hiện khi nhiều sức hợp lại thành một sức chung, trong phần lớn các công việc sản xuất, ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua, cũng kích thích nguyên khí (animal

spirit) làm tăng năng suất cá nhân của từng người riêng rẽ, khiến cho 12

người trong một ngày lao động chung 144 giờ cung cấp được một tổng sản phẩm lớn hơn rất nhiều so với 1 công nhân làm 12 ngày liên tiếp. Đó

là vì con người ta, do bản tính, nếu không phải là một động vật chính trị như A-ri-xtốt nói, thì dầu sao cũng là một động vật xã hội [56, tr.474].

Sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống các nước đế quốc can thiệp vào

nước Nga và nội chiến, nước Nga bước vào xây dựng CNXH, V.I.Lênin đã đề ra Chính sách Kinh tế mới (NEP) đượcĐảng Cộng sản (b) Nga thông qua và lãnhđạo thực hiện. V.I.Lênin đã khẳng định vai trò và tác dụng to lớn của thi đua XHCN.

V.I.Lênin viết:

Nhưng thật ra thì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới lần đầu tiên mở đường - nhờ đã xoá bỏ được các giai cấp và, do đó, xoá bỏ được sự nô dịch quần chúng- cho một cuộc thi đua thật sự có tính quần chúng. Và chính tổ chức xô viết, trong khi chuyển từ nền dân chủ chính thức của chính thể cộng hoà tư sản sang việc quần chúng lao động thực sự tham gia công tác quản lý, lần đầu tiên đã tổ chức phong trào thi đua một cách rộng rãi [51, tr.232].

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Phong trào thi đua yêu nướcở ta ngày càng phát triển vì nhân dân ta đã làm chủ nước nhà [60, tr.198-199].

Điều kiện của Lào hiện nay có nhiều điểm tương đồng với điều kiện nước Nga khi thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP). Thi đua ở CHDCND Lào hiện nay có vai trò và tác dụng to lớn, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh ở các tỉnh, thành phố và trong cả nước. Thực tế ở Lào và Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua đã khẳng định điều này. Thành tựu đổi mớiở Lào và Việt Nam trong những năm qua có phần đóng góp to lớn của các phong trào thi đua rộng lớn, rộng khắp ở các tỉnh, thành phố và trên toàn lãnh thổ hai nước.

Các cấp uỷ, chính quyền tỉnh, thành phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên của

ĐNDCM Lào cần nhận thức sâu sắc điều nêu trên, và áp dụng những giải pháp đã

đề xuất phù hợp với địa phương để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về

xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT có chất lượng tốt - nhân tố đặc biệt quan trọng đối với thắng lợi của các phong trào thi đua ở địa phương.

Những nội dung nêu trên rất cần được đưa vào nội dung, chương trình học tập trong hệ thống trường Đảng của Lào

Thứ hai,có các biện pháp pháp quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa

ĐNDCM Lào về vai trò của cán bộ và công tác cán bộ, liên hệ vào đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của Lào

Cần đổi mới việc giảng dạy và học tập những nội dung về cán bộ và công tác cán bộ của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Cay xỏn Phôm Vi Hản trong hệ thống trường Đảng của Lào. Trong đó, tập trung hơn vào nội

dung, phương pháp dạy và học, chọn những vấn đề trọng yếu, trình bày, ngắn gọn mang tính gợi mở và tập trung vào thảo luận, trao đổi về giải pháp vận dụng những nội dung đó vào Lào cho phù hợp, trong đó chú ý đến cán bộ, ngành TĐKT.

Vai trò của cán bộ và công tác cán bộ đã được C.Mác, Ph.Ăngghen,

V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay xỏn Phôm Vi Hản, ĐNDCM Lào

luận chứng và khẳng định trên cơ sở lý luận và thực tiễn rất khoa học, tập trung ở

luận điểm: cán bộ là nhân tố quyết định sự thành, bại của cách mạng; đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ trong nhà trường và trong thực tiễn (Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là huấn luyện cán bộ) là công việc đặc biệt quan trọng của Đảng. Cần đầu tư nghiên cứu cơ bản về vấn đề này để đưia vào nội dung giảng dạy và học tập trong hệ thống

trường Đảng một cách thích hợp, có chất lượng.

Coi trọng trao đổi tham khảo, học tập quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của cán bộ và công tác cán bộ, liên hệ vào đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của Lào bằng cách cử cán bộ đi trao đổi, tọa đàm; mời cán bộ của Việt Nam sang lào nghiên cứu thực tế và trao đổi, tọa đàm; tăng cường

trao đổi cán bộ ngành TĐKT giữa hai nước.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, kiểm nghiệm, bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện hệ quan điểm về vị trí, vai trò của cán bộ

và công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp, các ngành, cán bộ

là các chuyên gia, chuyên nghiệp, chuyên trách. Cùng với việc khẳng định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam còn khẳng định: cán bộ "là khâu then chốt trong công tác xây dựng

Đảng" [31, tr.239]. Điều này, đãđược thực tiễn đổi mớiở Việt Nam vàở Lào kiểm nghiệm và khẳng định. Hệ thống quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay rất cần được cấpủy tỉnh, thành phố và đội ngũ cán bộ, đảng viênở Lào nghiên cứu, học tập và soi rọi

vào đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố và việc xây dựng đội ngũ

cán bộ này, đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT ở các địa phương.

Nhận thức sâu sắc những nội dung của các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Cay xỏn Phôm Vi Hản, của ĐNDCM Lào và củaĐảng Cộng sản Việt Nam sẽ có nhận thức ngày càng hoàn thiện, sâu sắc và được nâng cao về vai trò và sự cần thiết xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của Lào có chất lượng tốt. Từ đó,

mới xác định rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể cấpủy đối với kết quả xây dựng

đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở địa phương.

Việc quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vai trò củađội ngũ CBCT công tác TĐKTvà sự cần thiết xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố ở nước Lào, trước hết là tỉnh uỷ, thành uỷ, tiếp đến đến là các huyệnủy và cấp

ủy trực thuộc, nhất là tỉnh ủy, thành ủy là người chịu trách nhiệm trước hết và cao nhất về kết quả xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT của địa phương mình, là

đầu tàu cuốn hút, lôi kéo các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên tích cực nghiên cứu những

quan điểm đó và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng người đối với xây dựng

đội ngũ CBCT công tác TĐKT của địa phương.

Thứ ba, quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố, lãnhđạo cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, Mặt trận Lào xây dựng đất nước

và các đoàn thể chính trị- xã hội về nội dung, nguyên tắc TĐKT và nội dung xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở tỉnh, thành phố.

Các cấpủy, chính quyền tỉnh, thành phố, lãnhđạo cơ quan, đơn vị, Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, nắm chắc nội dung, nguyên tắc TĐKT, bám sát thực tiễn và điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị, chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện đúng đắn, đem lại hiệu quả.

Đồng thời, nắm chắc đặc điểm đội ngũ đội ngũ CBCT công tác TĐKT, nội dung xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở tỉnh, thành phố để tham gia vào công việc này đạt kết quả.

Thứ tư,đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, quán triệt sâu sắc trong cấp uỷ và các tổ chức trong HTCT tỉnh, thành phố về xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKTcủa các tỉnh, thành phố.

Trước hết, cần đưa các nội dung xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT

của tỉnh, thành phố vào nội dung sinh hoạt của tỉnhủy, thànhủy và các đảngủy trực thuộc. Các chi bộ trực thuộc các đảng uỷSở Nội vụ, nhất là chi bộ trong ban TĐKT

tỉnh, thành phố cần đưa nội dung xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT vào nội dung sinh hoạt chi bộ, đồng thời tổ chức các cuộc sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề

về vấn đề này.

Chính quyền tỉnh, thành phố coi việc xây dựng đội ngũ CBCT công tác

TĐKT của địa phương là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của mình và tích cực tham gia với cấp ủy tỉnh, thành phố về chủ trương giải pháp xây dựng đội ngũ

CBCT công tácTĐKT.

Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác TĐKT và vai trò, sự cần thiết xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT của địa phương trong Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các đoàn thể chính trị- xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức này, về tham gia xây dựng đội ngũ CBCT công tácTĐKT

của địa phương.

Cấp ủy tỉnh, thành phố tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền về vai trò, tác dụng của công tác TĐKT trong điều kiện hiện nay ở Lào và sự cần thiết, những nội dung về xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT. Ban tuyên huấn tỉnh, thànhủy, sở văn hóa thông tin các tỉnh, thành phố

tích cực tham mưu, chỉ đạo công tác tuyên truyền về TĐKT và xây dựng đội ngũ

CBCT công tácTĐKT của địa phương. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúngở Trung ương để tuyên truyền về TĐKT của tỉnh, thành phố và những nội dung xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT, những cán bộ làm công tác

TĐKT tiêu biểu của địa phương mình.

3.2.2. Cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnhđạo, quản lý và cánbộ, công chức chuyên trách công tác thi ua, khen th ng các t nh, thành

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 130 - 135)