Kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 116 - 120)

I NG CÁN B CHUYÊN TRÁCH VÀ XÂY D NG NG CÁN B CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC TH UA,

T HC R NG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGH IM

2.2.2.3. Kinh nghiệm

Thứ nhất, nhận thức sâu sắc, thống nhất quan điểm của ĐNDCM Lào về TĐKT; cán bộ và công tác cán bộ; đặc điểm hoạt động của đội ngũ CBCTcông tác

TĐKT của từng, tỉnh, thành phố... để xác định các chủ trương, giải pháp đúng về

xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT, tập trung lãnhđạo tổ chức thực hiện. Qua thực tế ở thành phố Viêng Chăn và các tỉnh xây dựng khá thành công

đội ngũ CBCT công tác TĐKT, như tỉnh Bo Lý Khăm Xay, Sả Văn Nà Khết Hủa Phăn, Bo Kẻo, Chăm Pà Sắc và At Tô Pư...cho thấy: để xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT của địa phương thuận lợi và đạt kết quả, trước hết tỉnh ủy, thànhủy

phải đoàn kết thống nhất cao trên cơ sở nhận thức sâu sắc, thống nhất quan điểm

của DNDCM Lào về vai trò, tác dụng của TĐKT trong thời kỳ đổi mới. Trong cấp ủy không còn một chút do dự, hoài nghi về vai trò, tác dụng của TĐKT trong điều

kiện xây dựng nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước.

Để có được điều nêu trên, phải trải qua nhiều cuộc sinh hoạt cấp ủy, khảo

sát thực tiễn và đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với những quan điểm

xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch phủ nhận vai trò, tác dụng của TĐKT trong điều kiện hiện nay ở Lào. Những luận điệu sai trái thường gặp là, họ cho rằng,

thực hiện kinh tế hàng hóa, theo cơ chế thị trường thì quy luật kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh chi phối rất mạnh mẽ, kích thích mọi người,

mọi tổ chức tìm cách hoạt động có hiệu quả để tồn tại phát triển và không cần đến TĐKT... Việc làm sáng tỏ trên phương diện lý luận về vai trò, tác dụng của TĐKT trong điều kiện hiện nay ở Lào vượt quá tầm của các cấp ủy tỉnh, thành phố. Bởi

vậy, chỉ có thể tạo nhận thức thống nhất trong tỉnh, thành ủy về vấn đề này, bằng con đường khảo sát thực tiễn, lấy thực tiễn để chứng minh.

Các tỉnh, thànhủy ở các tỉnh, thành phố nêu trên đã làm như thế, và tạo nên nhận thức sâu sắc, thống nhất về vai trò, tác dụng của TĐKT trong điều kiện hiện

nayở Lào. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nhận thức thống nhất của các cấp ủy trực thuộc về vấn đề này và là cơ sở để xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT đạt kết quả. Đồng thời, là cơ sở để nhận thức sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ; về nhiệm vụ công tác TĐKT; đặc điểm hoạt

động của đội ngũ CBCT công tác TĐKT để xác định các chủ trương, giải pháp đúng; cũng là cơ sở để thống nhất hành động tổ chức thực hiện. Nhờ đó, việc xây

dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT của tỉnh, thành phố đạt kết quả.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, trong đó tập trung hơn vào thu hút cán bộ có đức, có tài về làm việc trong Ngành TĐKT để đào tạo,

bồi dưỡng thành những CBCT công tác TĐKT đáp ứng tốt nhiệm vụ.

Để có đội ngũ CBCT công tác TĐKT của địa phương có chất lượng tốt phải

thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ như: xây dựng tiêu chuẩn; quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, bổ trí sử dụng, kiểm tra, giám sát, thực

hiện chính sách cán bộ...Song, phải chọn các khâu trọng yếu và tập trung cao độ

thực hiện đạt kết quả, sẽ thúc đẩy các khâu khác đạt kết quả. Thực tế xây dựng đội

ngũ CBCT công tác TĐKT ở nhiều tỉnh ở Lào những năm qua cho thấy, tập trung cao độ vào việc thu hút cán bộ có đức, có tài, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ

trong Ngành, có tâm huyết với Ngành về làm việc trong Ngành TĐKT để để đào tạo, bồi dưỡng thành CBCT công tác TĐKT; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đồng thời, tăng cường quản lý chặt chẽ họat động của CBCT công tác TĐKT, nhất

là trong thẩm định hồ sơ khen thưởng, sẽ có được đội ngũ CBCT công tác TĐKT

của địa phương có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Thứ ba, quan tâm đến đời sống của gia đình CBCT công tác TĐKT bằng

những biện pháp cụ thể, thiết thực và tạo thuận lợi cho cán bộ trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đời sống của CBCT công tác TĐKT và gia đình họ, nhìn chung còn nhiều

khó khăn việc quan tâm giúp đỡ của tỉnh, các ban ngành giải quyết có hiệu quả

những khó khăn, như hỗ trợ để cải thiện nơi ở bằng việc cho vay tiền với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ con cái học hành... vàđộng viên kịp thời cán bộ vượt qua khó khăn yên tâm làm việc và tạo thuận lợi cho cán bộ trưởng thành, là động lực không nhỏ để có

những CBCT công tác TĐKT gắn bó, tâm huyết và làm việc lâu dài trong Ngành, cống hiến cho Ngành TĐKT tỉnh, thành phố.

Thứ tư, tôn trọng và phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị- xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố tham gia xây

dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT sẽ có đội ngũ CBCT công tác TĐKT hoàn

Để thực sự tôn trọng và phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị- xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố tham gia

xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cần có những quy định cụ thể về việc này,

đặc biệt là quy định về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận, đoàn thể đối với

công tác TĐKT và xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT. Nhiều nơi đã có quy

định này, song nếu có quy định chung của Đảng, nhà nước về vấn đề này, như ở

Việt Nam sẽ phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị- xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố tham gia có hiệu quả hơn

vào xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT.

Thứ năm,phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ ở Trung ương để đẩy mạnh hợp

tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo đường lối đối ngoại của ĐNDCM là nhân tố không thể thiếu để xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT của tỉnh, thành phố có chất lượng tốt.

Trong điều kiện nước Lào mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế

thì việc hợp tác quốc tế để học tập, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức, nói chung và cán bộ ngành TĐKT, nói riêng với các nước trên thế giới

là rất cần thiết. Các tỉnh, thành ủy cần phối hợp chặt chẽ vớicác ban, bộ ở Trung ương để tiến hành công việc này, theo đường lối đối ngoại của ĐNDCM Lào và

quan điểm đối ngoại của các nước đối tác. Ở nhiều nước tư bản chỉ có ngành khen

thưởng. Công chức ngành này, được đào tạo rất bài bản và họ rất chuyên nghiệp,

cần hợp tác với các nước tư bản để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố của Lào một cách thiết thực, hiệu quả.

Đặc biệt, coi trọng hợp tác với Cộng hòa XHCN Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ngành TĐKT và trao đổi kinh nghiệm công tác TĐKT. Đây là nhân

tố rất quan trọng để xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố của

Lào có chất lượng tốt.

Tiểu kết chương 2

Trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 2006 đến nay dưới sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào các tỉnh, thành ủy đã coi trọng và tăng cường xây dựng đội ngũ

chuyển biến về số lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị, năng lực công tác, đạo đức,

lối sống, bước đầu đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT ở các địa phương.

Tuy nhiên, đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT vẫn còn nhiều

yếu kém, hạn chế: cơ cấu độ tuổi chưa thật phù hợp;cán bộ là người dân tộc thiểu

số chiếm tỷ lệ rất thấp; trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ còn thấp, nhất là tri thức về các khoa học liên quan trực tiếp đến công tác TĐKT; năng lực tham mưu, đề xuất còn nhiều hạn chế; năng lực tổ chức, duy trì và tổng kết các phong trào thi

đua còn hạn chất, năng lực thẩm định hồ sơ khen thưởng còn nhiều bất cập; phong

cách làm việccòn chưa được đổi mới mạnh mẽ, còn chịu chi phối của phong cách người sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp; cách nghĩ, tầm nhìn còn hạn chế; một số ít cán bộ

vi phạm kỷ luật...

Việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT cũng còn nhiều yếu kém: nhiều tỉnh, thành ủy chưa thường xuyên quan tâm đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT; lúng túng trong công tác quy hoạch và đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu; chưa quản lý, kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT, nhất là trong thẩm định hồ sơ khen thưởng; nhiều cấp ủy chưa triển khai luân chuyển cán bộ; sự

phối hợp giữa cấp ủy với Ban TĐKT Trung ương còn chưa chặt chẽ... Những ưu,

khuyết điểm nêu trên do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đây là cơ sở rất quan trọng để xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các

tỉnh, thành phố của CHDCND Lào có chất lượng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm

Ch ng 3

PH NG H NG VÀ NH NG GI I PHÁP CH Y U

TI P T C XÂY D NG I NG CÁN B CHUYÊN TRÁCH

CÔNG TÁC THI UA, KHEN TH NG C P T NH

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)