Thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành phố của Cộng hoà Dân

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 50)

chủ Nhân dân Lào - Khái niệ m, nộ i dung, hình thứ c, nguyên tắ c

* Khái niệm, nội dung, hình thức, nguyên tắc của thi đua - Khái niệm thi đua

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thi đua diễn ra trong tất cả các

xã hội, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội khi con người tiếp xúc và hoạt động cùng nhau, đưa hết khả năng của từng người thúc đẩy lẫn nhau hoạt động đạt kết

quả cao nhất.

V.I.Lênin đã nhấn mạnh:

Lần đầu tiên trong xã hội chủ nghĩa đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua

một cách rộng rãi, với một quy mô thực sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút

thật sự đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động, khiến họ có thể

hiểu rõ bản thân mình, dốc hết năng lực của mình, phát hiện những tài

năng mà nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận [50, tr.235].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua là công việc diễn ra hàng ngày, trên tất

cả các mặt hoạt động trong một tập thể, do những cá nhân tiến hành, nhằm đạt kết

quả tốt hơn. Người viết:

Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những việc hàng ngày. Thật ra

công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn,

vẫn mặc, vẫn ở. Nay ta thi đua ăn, ở, mặc sao cho sạch, cho hợp vệ sinh, khỏi đau ốm. Xưa nay ta vẫn làm ruộng nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi việc đều thi đua như vậy [59, tr.658].

Như vậy, thi đua là công việc hằng ngày của con người, gắn liền với bản chất

và bản năng sinh tồn của con người. Bản chất của con người là hướng thiện, con

người luôn hướng theo sự phát triển đi lên của cuộc sống. Đây cũng là bản năng

sinh tồn và là nhu cầu khách quan của con người. Thi đua đạt hiệu quả phải nắm

chắc vàkhai thác, phát huy được bản chất, khơi dậy bản năng sinh tồn và đáp ứng được nhu cầu khách quan của con người.

Theo khoản 1 Điều 3 của Luật TĐKT Cộnghoà XHCN Việt Nam: "Thi đua

là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [64, tr.1].

Nghị định số 127/TT-CP, ngày 24 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính

phủ CHDCND Lào về TĐKT xác định: thi đua là hoạt động tự nguyện được tổ

chức của một người hay một tập thể cùng phấn đấu đạt thành tích cao nhất trong

bảo vệ và xây dựng Tổ quốc" [123, tr.4].

Những điều nêu trên cũng cho thấy, để thi đua đạt hiệu quả, phát huy được

bản chất, khơi dậy bản năng, đáp ứng được nhu cầu của con người, thi đua phải thể

hiện rõ tính tổ chức, tính tự nguyện, tính tập thể và tính hướng đích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ phân tích trên, có thể hiểu: thi đua là hoạt động xã hội, tự nguyện có tổ

chức của các cá nhân và tập thể, diễn ra ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực đời

sống xã hội nhằm đạt kết quả cao nhất trong lao động sản xuất, học tập, công tác,

đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người, tập thể, góp phần xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc.

Từ cách hiểu trên, có thể quan niệm: Thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào là hoạt động xã hội, tự nguyện, có tổ chức của các cá nhân và tập thể, diễn ra trong các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm đạt kết quả cao nhất trong lao động sản xuất, học tập, công tác, đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người, tập thể, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thành phố và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

- Mục đích thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào

Thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào nhằm đáp ứng nhu cầu

chính đáng của nhân dân các bộ tộc Lào, đó là đất nước ổn định về chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc... Nhu cầu chính đáng ấy, phù hợp với mục tiêu, lý tưởng của ĐNDCM Lào và

mục tiêu của CNXH. Vì vậy, mục tiêu bao trùm của thi đua ở các tỉnh, thành phố của Lào là phát huy tình thần yêu nước, trí tuệ, tính sáng tạo, trách nhiệm của mọi người dân đối với sự phát triển, vững mạnh của địa phương, góp phần vào sự phát triển của đất nước xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trước hết, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự tại địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Lào hiện nay, thi đua ở các

tỉnh, thành phố, trước hết nhằm làm cho cá nhân và tập thể, địa phương, đơn vị

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN ở các tỉnh, thành phố; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương vững mạnh; lãnh đạo và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mớiở địa phương. Với mục đích vàý nghĩa đó, thi đua được Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Cay xỏn Phôm vi Hẳn gọi là "thi đua yêu nước", và những người đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc

thi đua là những người yêu nước nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất" [59, tr.473] .

- Nội dung thi đua ở các tỉnh, thành phố củaCHDCND Lào

Nội dung thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào rất đa dạng,

phong phú, thể hiện ở những hoạt động của cá nhân và tập thể, của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên tất cả các mặt hoạt động của xã hội như: kinh tế, chính trị, văn

hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, rèn luyện đạo đức cách mạng cần cù, tiết kiệm, chống lãng phí, xa hoa, tham ô, thi đua học

tập và làm theo tấm gương của các anh hùng cách mạng,...

Trên cơ sở Nghị định số 121/TT-CP, ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào về triển khai công tác TĐKT trong giai đoạn mới, trong Chương II, Điều 13 về nội dung thi đua trong phạm vi trên cả nước

CHDCND Lào, có thể khái quát nội dung chủ yếu của thi đua ở các tỉnh, thành phố

củaLào trong giai đoạn hiện nay, gồm:

Một là, thi đua tổ chức thực hiện chủ trương nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo

vệ an ninh trật tự xã hội do ĐNDCM Lào đã đề ra; nâng cao ý thức cảnh giác cách

mạng, chống lại có hiệu quả âm mưu phá hoại, lật đổ của các thế lực thù địch đối

với sự lãnhđạo của Đảng và chế độ dân chủ nhân dân của CHDCND Lào trên địa

bàn từng tỉnh, thành phố.

Hai là, thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế, do Đảng đề ra, đã được Đại hội Đảng các tỉnh, thành phố cụ thể hoá, gồm công

nghiệp và thủ công; dịch vụ và phát triển nông nghiệp nhất là sản xuất hàng hoá; trồng trọt, chăn nuôi; hợp tác với nông dân, triển khai và ứng dụng khoa

học kỹ thuật mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất; tiết kiệm, xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng nông thôn mới...

Ba là, thi đua tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về phát triển văn hoá - xã hội do đại hội đảng các tỉnh, thành phố xác định, gồm: xoá đói giảm nghèo; phát triển ngành nghề một cách vững chắc, có sức cạnh tranh; tạo việc làm ổn định, có thu nhập cho người lao động; xoá mù chữ, phổ cập tiểu học; thực hiện

những chỉ tiêu về y tế, như chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nâng cao chất lượng

phòng, chữa bệnh; xây dựng đời sống văn hoá nông thôn, bảo vệ và phát triển

truyên thống văn hoá lành mạnh của các bộ tộc, tộc người; nâng cao ý thức

chấp hành pháp luật; sống và làm việc theo pháp luật; tích cực phòng, chống

các tệ nạn xã hội...

Bốn là, thi đua thực hiện tốt những chỉ tiêu về xây dựng và kiện toàn hệ

thống chính trị từ tỉnh, thành phố đến các thôn, bản, cụm bản; xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, các bộ tộc; tăng cường dân chủ, kỷ cương

trong các hoạt động ở địa phương...

-Hình thức thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào

Ởcác tỉnh, thành phố của CHDCND Lào có nhiều hình thức thi đua. Các

hình thức thi đua gắn liền với những cách phân loại các loại hình thi đua. Trên thực tế, thi đua thường được phân loại theo các hoạt động, và có các loại hình thi

đua như: thi đua trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự... Nếu phân loại theo thời gian tiến hành các cuộc thi đua, sẽ có các

hình thức thi đua thường kỳ, hằng nămvà tiến hành bình xét các danh hiệu thi đua

vào cuối năm; thi đua ngắn ngày trên địa bàn tỉnh, thành phố… Nếu phân loại theo mục đích thi đua, nội dung thi đua (thi đua theo chuyên đề), sẽ có các hình thức thi

đua như: thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các sự kiện lớn, như: ngày

thành lập tỉnh, thành phố, giải phóng tỉnh, thành phố và các sự kiện lịch sử của đất

nước…; thi đua thực hiện thắng lợi một mục tiêu kinh tế, xã hội trọng điểm nào

- Nguyên tắc thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào

Thứ nhất,thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào phải là hoạt động

tự nguyện, tự giác của cá nhân, tổ chức và phải được tiến hành công khai.

Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia của những cá nhân,nhằm đạt

thành tích cao nhất trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ, chính

quyền tỉnh, thành phố và của Đảng, Nhà nước Lào. Hoạt động này, chỉ có thể phát huy được tinh thần yêu nước, trí tuệ, tính sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo thành sức

mạnh tổng hợp đạt kết quả cao nhất, khi hoạt động của từng người hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và tự giác. Bởi vậy, nguyên tắc cơ bản hàng đầu để thi đua đạt kết quả

là phải thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này, bảo đảm tính tự nguyện, tự giác của thi đua. Mọi hành động áp đặt, cưỡng bức thi đua đều không tránh khỏi thất bại.

Thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào là hoạt động xã hội,

có mục tiêu, chương trình kế hoạch và có sự lãnh đạo, tổ chức với sự tham gia

của nhiều người, diễn ra trong thời gian, không gian rộng. Bởi vậy, thi đua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không thể được tiến hành một cách bí mật, mà phải bảo đảm tính công khai

thì mới đạt kết quả.

Thứ hai,thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào phải bảo đảm sự đoàn kết, hợp tác giữa các cá nhân, tập thể và cùng phát triển.

Thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào nhằm thực hiện đạt kết

quả cao nhất đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,

nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thành phố. Đây là nhiệm vụ chung, bởi vậy, để đạt kết

quả tốt phải đảm bảo và tăng cường đoàn kết và sự hợp tác giữa các cá nhân, tập

thể. Qua đó, cùng nhau phát triển, trưởng thành. Điều này, khác hẳn với cạnh

tranh không lành mạnh. Sự khác nhau đó, thể hiện chủ yếu ở: cạnh tranh không

lành mạnh vì mục đích, động cơ cá nhân, thường gây hậu quả, nhiều khi khôn lường, cản trở ở những mức độ khác nhau sự phát triển của địa phương, đơn vị và

đất nước. Tuy nhiên, cạnh tranh lành mạnh cũng có nhiều điểm tương đồng với thi đua, đó là hoạt động cũng mang tính tự nguyện, tự giác nhằm làm cho hoạt động

của mỗi cá nhân đạt kết quả tốt hơn, góp phần vào sự phát triển địa phương, đơn

vị, đất nước. Cạnh tranh lành mạnh cần được khuyến khích trong điều kiện hiện

Thứ ba, thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào phải đảm bảo tính

tổ chức và lãnhđạo chặt chẽ.

Thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị của các

tỉnh, thành phố, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước Lào. Để đạt mục đích này, thi đua phải bảo đảm tính tổ chức và lãnhđạo chặt

chẽ,tức là phải sósự tổ chức, lãnhđạo, quản lý cuả các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh, thành phố, nhất là sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thành uỷ và sự quản lý của chính quyền tỉnh, thành phố.

Sự lãnh đạo của các cấp ủy, nhất là của tỉnh, thành ủy và sự quản lý của

chính quyền, nhất là của chính quyền tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm cho thi đua được tiến hành một cách thiết thực, ngăn chặn bệnh hình thức, bệnh thành tích.

Thứ tư,thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào phải gắn với khen thưởng một cách đúng đắn.

Nguyên tắc nàyđòi hỏi thi đua ở các tỉnh, thành phố của CHDCNDLào phải

gắn với khen thưởng và khen thưởng phải gắn với thi đua một cách đúng đắn. Cần tôn vinh đúng công lao, cống hiến của cá nhân và tập thểthì thi đua mới phát huy

tác dụng. Đặc biệt coi trọng chống việc báo cáo sai sự thật, thành tíchảo (thành tích của một người, người đó sinh hoạt trong hai hoặc ba tổ chức, thành tích của họ được hai hoặc ba tổ chức báo cáo lên cấp trên...), nhất là chống tệ chạy huân

chương, bằng khen, thương hiệu... Những tiêu cực làm giảm vai trò, tác dụng của thi đua.

- Vai trò của thi đua

Trong các giai đoạn cách mạng trước đây thi đua có vai trò rất to lớn đối với

việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng dưới sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào, nói chung và ở các tỉnh, thành phố, nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhân dân Lào đang thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới toàn diện đất nước, xây

dựng và phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vai trò của thi đua không

những không giảm mà còn tăng lên rất lớn.Vai trò của thi đua ở các tỉnh, thành phố

Một là, thi đua ở các tỉnh, thành phốtạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn theo định hướng XHCN.

Thi đua khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân của mỗi người dân Lào, góp phần to lớn vào xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc vìđất nước Lào giàu mạnh, dân chủ văn minh, vươn lên không thua kém các nước trong khu vực. Thi đua huy động mọi nguồn lực của

nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố tạo thành nguồn lực tổng hợp, to lớn trong thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền địa phương,

nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị; góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

V.I.Lênin đã chỉ rõ vai trò củathi đua XHCN: thi đua "đã tạo ra khả năng áp

dụng…một cách rộng rãi, với quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 50)