Các công trình của các nhà khoa học

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

- Tôn Hiểu Quần (Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc),"Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt".Hội thảo lý luận giữaĐảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 [63].

Tác giả đã nêu ra những giải pháp xây dựng tập thể và cá nhân, ban lãnhđạo, có giá trị tham khảo đối với luận án, gồm:Coi trọng việc lấy chủ nghĩa Mác-Lênin để

vũ trang nhận thức cho cán bộ lãnhđạo; coi trọng nâng cao trìnhđộ và năng lực công tác của ban lãnhđạo và cán bộ trong thực tiễn; Kiên trì tiêu chuẩn chọn người, dùng

người một cách khoa học, xác lập định hướng công tác cán bộ đúng đắn; đi sâu cải cách chế độ lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp; Thiết thực tăng cường giám sát đối với cán bộ lãnhđạo.

- Triệu Gia Kỳ (Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Bắc Kinh),"Tăng cường xây dựng Đảng uỷ địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo",Hội thảo lý luận giữaĐảng Cộng sản Việt Nam vàĐảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị

Tác giả đã phân tích công tác xây dựng Đảng và chỉ ra những bài học kinh nghiệm: Thiết thực tăng cường xây dựng bản thân mình, không ngừng nâng cao trình

độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, gồm: quán triệt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kiện toàn và hoàn thiện hơn nữa cơ chế nghị sự và ra quyết sách của Đảng uỷ địa phương. Nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết thực đảm đương trách

nhiệm thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển toàn diện, hài hoà và bền vững, gồm: luôn luôn coi phát triển là chức trách hàng đầu của Đảng uỷ địa phương; tối ưu hoá môi trường phát triển, đẩy mạnh sáng tạo về thể chế; kiên trì giải quyết tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển vàổn định.

- Mã Linh - Lý Minh (2004),Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước,Nxb Lao

động, Hà Nội, 2004, biên dịch từ tác phẩm- Triệu Gia Kỳ (Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Bắc Kinh),"Hồ Cẩm Đào-từ đâu tới và sẽ đi về đâu" của hai tác giả trên, Nxb Minh Báo-Hồng Kong năm 2003 [53].

Các tác giả cho rằng: Trung Quốc đã sớm phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho một nhân tài trẻ tuổi thăng tiến vượt cấp - Trường hợp Tổng Bí thư-Chủ tịch

Nước Hồ Cẩm Đào. Con đường đi đến đỉnh cao quyền lực của ông do nhiều yếu tố

tạo nên: Tài năng, sự phấn đấu, thời thế và việc sớm phát hiện, tiến cử và nâng đỡ, dìu dắt của một số lãnhđạo thế hệ trước. Theo tác giả, tài năng của Hồ Cẩm Đào có điều kiện phát triển rất thuận lợi vì có đường lối"bốn hoá " cán bộ của Đặng Tiểu Bình (cách mạng hoá, trẻ hoá, trí tuệ hoá, chuyên môn hoá). Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì việc cán bộ lãnhđạo phải biết phát hiện và tiến cử người tài cho đất nước.

- Giả Cao Kiến (Trường Đảng Trung ương, Đảng Cộng sản Trung Quốc),

"Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ".Hội thảo lý luận giữaĐảng Cộng sản Việt Nam vàĐảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 [45].

Tác giả đã khẳng định vai trò của trường Đảng ở các cấp của Trung Quốc, khái quát về hoạt động giáo dục và đào tạo cán bộ của các trường Đảng. Tác giả

còn nêu ra những giải pháp có giá trị tham khảo tốt để luận án đề xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố

* Nhữ ng kinh nghiệ m

Một là, Trung Quốc coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán

bộ cho công cuộc hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Trung Quốc cho rằng: "Sự nghiệp hưng suy mấu chốt là ở con người", "cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt hiện nay xét cho cùng chính là sự cạnh tránh về nhân tài", "chọn người và dùng người sai lệch là sai lầm lớn, để nhân tài mai một, chậm trễ

sử dụng cũng là sai lầm lớn".

Hai là, Trung Quốc đãđề ra nhiều chỉ thị, thông tri của Đảng, luật pháp của

Nhà nước và các quy chế, quy định cụ thể bảo đảm thực hiện đúng đường lối, chính sách cán bộ. Mới đây, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra thông tri về

việc bồi dưỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ trẻ ưu tú; nhà nước thì có luật về giáo dục nghề nghiệp, v.v..

Ba là,luôn coi trọng việc thẩm tra, nhận xét cán bộ. Ban tổ chức Trung ương đã ban hành Quy định thẩm tra đánh giá cán bộ đảng và chính quyền. Các địa

phương, bộ, ngành đã xây dựng chế độ đánh giá hiệu quả công việc, chế độ trách nhiệm thẩm tra đánh giá cán bộ.

Bốn là, luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo bồi

dưỡng cán bộ, tăng cường tính chủ động và hiệu quả trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Năm là, tập trung xây dựng những quy phạm về công tác cán bộ và chỉ đạo thực hiện nghiêm.

Sáu là, không ngừng tăng cường giám sát cán bộ[75, tr.17-18].

Bảy là, Trung Quốc có chính sách về khen thưởng từ những năm 1950 và có văn bản quy phạm về khen thưởng trước năm 1994. Đại hội Đảng 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có chủ trương chỉ đạo xây dựng Luật khen thưởng để từng bước hoàn thiện pháp lý cho công tác này [9, tr.74].

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)