Những khuyết điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 110)

I NG CÁN B CHUYÊN TRÁCH VÀ XÂY D NG NG CÁN B CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC TH UA,

T HC R NG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGH IM

2.2.1.2. Những khuyết điểm, hạn chế

* Về cụ thể hóa tiêu chuẩn trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố và tiêu chuẩn cán bộ phụ trách công việc trong ban TĐKT tỉnh, thành phố

Hầu hết các tỉnh ở CHDCND Lào chưa thực sự quan tâm cụ thể hoá tiêu chuẩn CBCT công tác TĐKT của địa phương. Phần lớn tỉnh ủy triển khaiquán triệt các quan điểm, hướng dẫn của Đảng, Ban Tổ chức Trung ương ĐNDCM Lào và

Bộ Nội vụ CHDCND Lào và Ban TĐKT Trung ương về tiêu chuẩn cán bộ, công

chức chưa sâu sắc. Thông thường trong triển khai quán triệt các văn bản của cấp

trên về cán bộ và công tác cán bộ, các tỉnh ủy thường bỏ qua, hoặc nói qua về tiêu chuẩn chức danh cán bộ.

Ngoài thành phố Viêng Chăn và các tỉnh Bo Lý Khăm Xay, Kham Muộn,

Sể Kong, Chăm Pà Sắc đã có tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT của

mình, các tỉnh còn lại chưa xây dựng tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT

của địa phương. Thành phố Viêng Chăn và các tỉnh này, tuy đã cụ thể hóa và có tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT, song tiêu chuẩn vẫn còn chung

trách, nhiệm vụ của chức danh cán bộ trong Ngành TĐKT của từng tỉnh, chưa đề

xuất được nhiều tiêu chuẩn đặc thù của CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh của từng

tỉnh, thành phố. Nếu đối chiếu tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT của

thành phố Viêng Chăn với tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT của các

tỉnh Bo Lý Khăm Xay, Kham Muộn, Sể Kong, Chăm Pà Sắc sẽ thấy, chúng gần

giống nhau hoàn toàn. Trên thực tế công tác TĐKT ở thành phố Viêng Chăn và ở

các tỉnh này, tuy có nhiều điểm chung, song không thể không có điểm khác biệt.

Từ đó, yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT của thành phố Viêng Chăn cũng có những điểm khác biệt so với yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT của các tỉnh Bo Lý Khăm Xay, Kham Muộn, Sể Kong,

Chăm Pà Sắc.

Phần lớn các tỉnh còn lại mới xây dựng được tiêu chuẩn chung của cán bộ

sở, ban, ngành, tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT của tỉnh chung với tiêu chuẩn cán bộ sở, ban, ngành. Tiêu chuẩn trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh,

chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn chung của giám đốc, phó giám đốc sở và nhấn mạnh

thêm về trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác TĐKT; tiêu chuẩn của CBCT công tác TĐKT trong ban TĐKT tỉnh (những cán bộ phụ trách một hoặc hai việc trong ban TĐKT giúp trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh) chưa được cụ thể hóa và xác định, mà vẫn dừng lại ở tiêu chuẩn chung cuả loại cán bộ này. Thành phố Viêng Chăn và các tỉnh Bo Lý Khăm Xay, Kham Muộn, Sể Kong, Chăm Pà Sắc, tuy đã có tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT của địa phương, song cũng chưa có tiêu chuẩn chức danh cán bộ giúp việc trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT thành phố, tỉnh.

* Về đánh giá CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố

Một trong những khâu yếu vào loại bậc nhất trong xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào là việc đánh giá CBCT công tác TĐKT.

Nhìn chung, các tỉnh, thành ủy chưa xây dựng được tiêu chí cụ thể, chính xác để đánh giá cán bộ, nhất là đánh giá chức danh CBCT công tác TĐKT. Qua

khảo sát thực tiễn, thấy rằng, các các tỉnh, thànhủy đều có tiêu chí đánh giá cán bộ,

song còn chung chung, khó áp dụng; tiêu chí đánh giáchức danh cán bộ, nói chung và đánh giá chức danh CBCT công tác TĐKT, nói riêng còn chưa được xây dựng

cụ thể. Trong đó, có điểm chưa thật thống nhất giữa Ban TĐKT Trung ương, Bộ

Nội vụ và các tỉnh. Bởi vậy, việc đánh giá CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố khó tránh khỏi chung chung, nhiều sai sót, không chính xác, có biểu hiện vận

dụng tùy tiện và nhấn mạnh những ý kiến cá nhân.

Nhiều cấp ủy chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc đánh giá cán bộ có liên

quan đến sinh mệnh chính trị cán bộ, đến tuyển chọn, đào tạo đúng và sử dụng tốt

cán bộ nên chưa thật sự quan tâm xây dựng tiêu chí đánh giá cán cán bộ, trong đó có tiêu chí đánh giá CBCT công tác TĐKT. Bởi vậy, nhiều khi đánh giá CBCT công tác TĐKT còn chủ quan, chưa khoa học, chưa thật công tâm. Tình trạng nể

nang, né tránh, chủ quan, "dĩ hòa vi quý", "dễ người, dễ ta", đánh giá cán bộ chủ

yếu căn cứ vào ý kiến của người đứng đầu ban TĐKT tỉnh, thành phố. Tình trạng

này, còn xảy ra ở không ít nơi.

Tình trạng chưa thực sự chú ý đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao

và uy tín của cán bộ trong đánh giá CBCT công tác TĐKT còn tồn tại ở nhiều nơi.

Cạnh đó là tình trạng dấu kín ý kiến về đánh giá CBCT công tác TĐKT, không

thông báo, hoặc thông báo không kịp thời ý kiến cho cán bộ được đánh giá là khá phổ biến. Cá biệt đã có trường hợp CBCT công tác TĐKT được thông báo về ý

kiến đánh giá về yếu kém, sai sót của cán bộ quá chậm trễ, khi được thông báo ý

kiến này, cán bộ đã sửa chữa tốt sai sót và đang trên đà phát triển. Nhiều cấp uỷ ở

Sở Nội vụ và ban TĐKT tỉnh tỉnh còn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa đánh giá CBCT công tác TĐKT hằng năm với đánh giá CBCT công tác TĐKT để đưa

vào quy hoạch các chức danh trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh, nên đãđồng

nhất hai việc này với nhau.

* Về xây dựng quy hoạch CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố

Công tác quy hoạch CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố đều được các cấpủy tỉnh, thành phố nhận thức đúng đắn, đólà một khâu rất quan trọng của công tác cán bộ và của xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT ở địa phương. Song trên thực tế, công việc này, còn nhiều bất cập, lúng túng và yếu kém. Qua khảo sát thực tiễn, thấy rằng, những hạn chế, yếu kém, bất cập trong công tác quy hoạch CBCT

công tác TĐKT của các cấpủy tỉnh, thành phố ở Lào, thể hiện ở những điểm chủ

Nhiều tỉnh đã quan tâmđến công việc này, song việc xây dựng quy hoạch

CBCT công tác TĐKT còn chưa thật sự đúng ý nghĩa và vai trò tác dụng của nó. Thậm chí một số nơi chưa xây dựng quy hoạch cán bộ, tình trạng nhầm lẫn quy họach CBCT công tác TĐKT, nhất là quy hoạch các chức danh trưởng ban, phó

trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố với kế hoạch nhân sự trước các kỳ đại hội

Đảng là khá phổ biến. Cạnh đó, là tình trạng xây dựng quy hoạch CBCT công

tác TĐKT một cách hình thức, không đúng quy trình và có nhiều điểm không theo sự hướng dẫn của cấp trên, thậm chí một số chức danh chỉ có một người

được đưa vào quy hoạch.

Một số cán bộ đưa vào quy hoạch CBCT công tác TĐKT còn chưa đạt được những yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ đã được xây dựng; nhiều nơi cạn kiệt nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch, vì đội ngũ CBCT công tác TĐKT chưa được quan tâm

đúng mức về đào tạo đạt yêu cầu tối thiểu về tri thức ngành TĐKT.

Ở nhiều tỉnh, việc xây dựng quy hoạch CBCT công tác TĐKT được tiến

hành chung với việc xây dựng quy hoạch cán bộ sở, ngành của tỉnh. Việc xây dựng

quy hoạch CBCT công tác TĐKT cho một nhiệm kỳ trước mắt là phổ biến, rất ít

tỉnh xây dựng được quy hoạch CBCT công tác TĐKT cho hai đến ba nhiệm kỳ.

Quy hoạch cán bộ chưa gắn với đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ.

Việc đánh giá chất lượng cán bộ trong quy hoạch chưa thường xuyên, thành nền

nếp; việc xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch còn chưa thực sự được coi trọng.

Tình trạng e dè, nể nang đưa những người không còn khả năng phát triển ra khỏi

quy hoạch còn xảy ra ở nhiều nơi, đã xảy ra tình trạng"quy hoạch treo".

Việc tạo nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch còn rời rạc, hiệu quả thấp; chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút những người có đức, có tài và sinh viên tốt

nghiệp đạt loại khá, giỏi về làm việc trong Ngành TĐKT tỉnh, thành phố để có

nguồn cán bộ dồi dào đưa vào quy hoạch.

* Về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCT công tác TĐKT còn những yếu kém. Ngành TĐKT chưa chủ động trong đào tạo cán bộ của mình. Việc đào tạo CBCT công tác TĐKT còn phụ thuộc vào các cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước.

Trong khi đó các cơ sở đào tạo cán bộ lại không có chuyên ngành TĐKT, mới chỉ

có các chuyên ngành gần với TĐKT. Bởi vậy, việc nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCT công tác TĐKT gặp nhiều khó khăn và được tập trung vào việc bồi dưỡng cán bộ do Ban TĐKT Trung ương tiến hành. Trong khi đó, việc bồi dưỡng CBCT công tác TĐKT của ban TĐKT Trung ương còn nhiều yếu kém, bất

cập: mới chỉ tiến hành bồi dưỡng một số điểm về nghiệp vụ công tác TĐKT trong

những khoảng thời gian nhất định do Ban TĐKT Trung ương đảm nhiệm; chương

trình, nội dung bồi dưỡng còn nghèo, chưa được đổi mới mạnh mẽ, còn nặng về lý

thuyết, chưa gắn lý luận với thực tiễn phong trào thi đua ở địa phương và cơ sở, chưa thực sự chú ý đi sâuvào nghiệp vụ và tổ chức tham quan, nghiên cứu và học

tập trong thực tế; đội ngũ báo cáo viên còn mỏng, không chuyên nghiệp, trình độ

còn hạn chế; phương pháp trình bày, gợi ý, chủ trì thảo luận, trao đổi giữa báo cáo

viên với học viên còn rất yếu.

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCT công tác TĐKT các tỉnh, thành phố còn

chưa gắn bó chặt chẽ với quy hoạch cán bộ. Phần lớn các tỉnh ủy chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo dài hạn CBCT công tác TĐKT, mới chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu trước mắt; chất lượng hiệu quả đào tạo còn thấp.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCT công tác TĐKT

còn chưa thường xuyên, còn hình thức, chất lượng thấp và có biểu hiện bệnh thành tích. Các cấp ủy còn buông lỏng quản lý cán bộ được cử đi học dài hạn ở các cơ sở đào tạo cán bộ, chưa kết hợp thường xuyên giữa cấp uỷ với cơ sở đào tạo cán bộ để

quản lý cán bộ trong thời gian học tại trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCT công tác TĐKT trong thực tiễn, qua công việc để nâng cao trình độ, năng lực và phương

pháp công tác còn chưa được chú ý.

CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố là cán bộ chuyên nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ, các chuyên gia nên không thể luân chuyển những cán bộ

này sang ngành khác, mà chỉ có thể klân chuyển trong Ngành và có thể là luân chuyển trong Sở Nội vụ. Nhiều cấpủy chưa tích cực chủ động khắc phục khó khăn này để luân chuyển CBCT công tác TĐKT đạt kết quả. Việc luân chuyển CBCT

và chưa thực sự đúng ý nghĩa của luân chuyển cán bộ lãnhđạo, quản lý. Việc luân chuyển CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố với Ban TĐKT Trung ương hầu như chưa được đặt ra và tiến hành.

* Về bổ nhiệm, quản lý và kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý sai phạm của CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố

Ở nhiều tỉnh việc bổ nhiệm CBCT công tác TĐKT chưa thật hợp lý, chưa

thật sự dựa vào quy hoạch để bổ nhiệm cán bộ. Các chức danh trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố chủ yếu do điều động và bổ nhiệm cán bộ từ các

ban, ngành của tỉnh, thành phố và từ các bí thư- chủ tịch huyện của tỉnh. Điều này,

liên quan đến những hạn chế trong công tác quy hoạch, luân chuyển CBCT công tác TĐKT. Theo thống kê của Ban TĐKT trung ương từ năm 2006 đến nay đã có 11

trưởng ban TĐKT tỉnh được bổnhiệm theo cách này, các phó trưởng ban cũng chủ

yếu được điều động và bổ nhiệm từ cán bộ của các cơ quan tỉnh, thành phố [85, tr.10]. Đã có trường hợp CBCT công tác TĐKT được quy hoạch, qua đào tạo, bồi dưỡng, đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý, song cấp ủy có thẩm

quyền chưa kiên quyết và tiến hành chậm việc giải quyết cán bộ lãnh đạo, quản năng lực hạn chế, không hoàn thành tốt nhiệm vụ, uy tín giảm sút, nên mất thời cơ

bổ nhiệm cán bộ. Điều này,ảnh hưởng đến quy hoạch cán bộ, đến sự trưởng thành của cán bộ và hoạt động của ban TĐKT tỉnh, thành phố.

Tình hình khá phổ biến là việc quản lý CBCT công tác TĐKT chưa thành nền

nếp, nhất là quản lý cán bộ trong quy hoạch; nội dung quản lý còn chưa toàn diện, phương thức quản lý chưa đa dạng, phong phú, còn chủ yếu dựa vào hồ sơ, lý lịch; chưa quản lý có hiệu quả CBCT công tác TĐKT trong thực hiện chức trách, nhiệm

vụ,trong quan hệ xã hội và quản lý cán bộ ở nơi cư trú. Tuy chưa xảy ra vấn đề lớn, nhưng những ý kiến về những biểu hiện kém mẫu mực tại nơi cư trú của một số cán bộ

cũng đãđược nhân dân phản ánh đến cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. Theo nhận định của Ban TĐKT Trung ương CHDCND Lào:

Tình trạng chạy huân chương, danh hiệu thi đua vẫn còn xảy ra ở mộtsố nơi, một phần do cán bộ trong ngành có biểu hiện chưa chuẩn mực trong công tác khen thưởng; cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ chưa quản

trong quan hệ xã hội. Đã có trường hợp không quản lý tốt sinh hoạt và

đời sống của cán bộ, đến khi cán bộ mắc khuyết điểm lớn cấp ủy mới

biết, buộc phải xử lý[85, tr.27].

Nhiều cấp ủy còn có biểu hiện buông lỏng và lúng túng trong công tác kiểm

tra, giám sát hoạt động của CBCT công tác TĐKT, nhất là công tác giám sát. Mặc dù ĐNDCM Lào đã có Nghị quyết chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, songở nhiều nơi cấp ủy trong ngành TĐKT tỉnh, thành phố chưa thực sự

coi trọng quán triệt và hướng dẫn thực hiện; có nơi chưa triển khai bồi dưỡng

nghiệp vụ công tác giám sát cho cán bộ kiểm tra. Tình trạng lúng túng về nội dung, phương thức kiểm tra, giám sát CBCT công tác TĐKT là khá phổ biến. Cạnh đó, là những biểu hiện e dè, nể nang trong giám sát trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT

tỉnh, thành phố. Vì vậy, chưa ngăn chặn có hiệu quả những sai lầm, khuyết điểm

của một số cán bộ ngay từ khi có dấu hiệu nảy sinh.

Công tác khen thưởng CBCT công tác TĐKT ở nhiều nơi còn có biểu hiện

tả khuynh, ngại để xảy ra dư luận không tốt về Ngành TĐKT và ban TĐKT tỉnh,

thành phố như"mình tự khen mình", dẫn đến quá khắt khe trong việc khen thưởng CBCT công tác TĐKT, thiệt thòi cho cán bộ. Cạnh đó ở một vài nơi, lại có biểu

hiện hữu khuynh về vấn đề này, dẫn đến "vận dụng" quá mức tiêu chuẩn khen thưởng đối với CBCT công tác TĐKT, dẫn đến sự phản cảm và bất bình trong nhân dân.

Ở một số nơi chưa khẩn trương thẩm tra, xác minh những CBCT công tác TĐKT có sai phạm dẫn đến xử lý kéo kéo dài, chất lượng thấp, ảnh hưởng đến hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 110)