I NG CÁN B CHUYÊN TRÁCH VÀ XÂY D NG NG CÁN B CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC TH UA,
T HC R NG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGH IM
2.1.2. Những yếu kém, khuyết điểm
2.1.2.1. Về số lư ợ ng và cơ cấ u
* Về số lượng
Số lượng CBCTcông tác TĐKT ởcác tỉnh, thành phố đãđược quy định rõ về
số lượng theo yêu cầu vị trí công việc, song nhìn chung ở nhiều tỉnh vãn chưa bảo
đảm số lượng. Tình hình khá phổ biến là thiếu các chức danh trưởng ban, phó trưởng
ban TĐKT tỉnh.Ở nhiều tỉnh còn thiếu CBCT phụ trách một vài công việc về công
tác TĐKT giúp các trưởng ban,phó trưởng ban TĐKT. Các chức danh trưởng ban,
phó trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố lại thường biến động, nhất là trong các dịp sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy các sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố.
* Về cơ cấu
Cơ cấu đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố chưa thật sự
hợp lý: tuy tỷ lệ cán bộ nữ là cán bộ lãnhđạo, quản lý khá hợp lý, song về tổng số
cán bộ nữ so với tổng số CBCTcông tác TĐKT ởcác tỉnh, thành phố còn cao (25 cán bộ, chiếm 32,70% [Phụ lục 4]). Mặc dù nhiều cán bộ nữ làm việc tốt, song khá nhiều cán bộ nữ còn nhiều hạn chế trong công việc. Với số lượng cán bộ nữ caoảnh
hưởng đáng kể đến công việc, nhất là phải bám sát phong trào thi đua, đi cơ sở dài
ngày để chỉ đạo các phong trào thi đua ở những nơi có điều kiện đi lại, khó khăn.. Cơ cấu độ tuổi đội ngũ CBCT công tác TĐKT ởcác tỉnh, thành phố khá hợp lý, song tỷ lệ cán bộ có tuổi đời từ 51 đến 60 tuổi còn thấp. Đây là những cán bộ từng trải, có kinh nghiệm cuộc sống và kinh nghiệm công tác TĐKT. Số lượng cán bộ này, thấp cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Ngành TĐKT tỉnh, thành phố.
CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ
thấp. Đây là điều đáng suy nghĩ ở một đất nước có nhiều dân tộc thiểu số. Điều này,
ảnh hưởng không nhỏ đến, chất lượng, kết quả các phong trào thi đua. Bởi vì, thực tế ở Lào cho thấy, nhiều hoạt động nói chung và một số hoạt động liên quan đến
công tác tư tưởng, dân vận thì có nhiều cán bộ là người dân tộc thiểu số hoạt động về công việc này, thường thuận lợi và chất lượng, hiệu quả cao hơn. Hoạt động của CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố mang đặc tính của cán bộ hoạt động về công
tác tư tưởng, dân vận. Mặc dù trong vài năm gần đây tỷ lệ CBCT công tác TĐKT
tỉnh, thành phố là người dân tộc thiểu số có xu hướng tăng lên, song còn rất chậm và không vững chắc.Điều đáng quan tâm là một số tỉnh có đông đồng bào dân tộc
thiểu số nhưng không có CBCT công tác TĐKT là người dân tộc thiểu số, như: tỉnh Chăm Pa Sắc, Sả Lả Văn và Xay Nhả Bu Ly.
2.1.2.2. Về chấ t lư ợ ng
* Về phẩm chất chính trị
Đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố kiên định và tin tưởng vào
con đường XHCN do Đảng, đồng chí Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hản và nhân dân các bộ
tộc Lào đã lựa chọn. Tuy nhiên, từ những yếu kém trong lãnhđạo, quản lý đất nước của Đảng, Nhà nước, nhất là về phát triển kinh tế- xã hội đã có một số cán bộ có
chính kiến trước những tiêu cực trong xã hội, Ngành TĐKT và trước những luận
điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch, nhất là về vấn đề dân tộc, tôn giáo. Tình trạng chạy huân chương và các danh hiệu thi đua được Đảng, Chính
phủ nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, song vẫn còn tồn tại ở một số nơi. Đây là những
biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong công tác khen thưởng và phải cóCBCT công tác
TĐKT tỉnh, thành phố liên quan, làm giảm vai trò, tác dụng của công tác TĐKT,
gây bất bình trong nhân dân ở một số nơi. Cạnh đó, một số cán bộ thiếu tinh thần
trách nhiệm, một số chưa thật yên tâm công tác, chưa tận tâm, tận lực thực hiện
nhiệm vụ được giao.
* Về phẩm chất đạo đức, lối sống
Ở các tỉnh, thành phố vẫn còn một số CBCT công tác TĐKT không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, chưa làm chủ bản thân, để cho những tác động từ mặt trái kinh tế hàng hóa, mở cửa chi phối dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thanh danh của Ngành TĐKT Lào,
gây bức bình trong nhân dân. Một bộ phận cán bộ còn lãng phí,ăn chơi tùy tiện, xa
hoa, tiêu tốn công quỹ, vi phạm kỷ luật. Một số cán bộ khác, còn có biểu hiện lợi
dụng địa vị công công tác, sách nhiễu những đối tác trong làm các thủ tục khen thưởng, thẩm định hồ sơ khen thưởng. Từ năm 2006 đến nay đã có 6 cán bộ bị xử lý
kỷ luật... Khá nhiều CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố chưa hăng hái đấu tranh
chống tham nhũng, quan liêu và lãng phíở địa phương...
* Về trình độ mọi mặt
Số lượng CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố có trìnhđộ Trung học cơ sở
còn lớn (22,36%), đây là khó khăn đáng kể đối với việc hoàn thành nhiệm vụ và tiến hành công tác cán bộ. Tỷ lệ cán bộ nữ có trình độ Trung học phổ thông còn thấp, so với cán bộ nam, hiện tại còn 21đồng chí, chiếm: 35,00% [85, tr.10].
CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố có trìnhđộ trung cấplý luận chính trị
trở lên còn rất thấp(14 cán bộ, chiếm 18,40%), trong khi đó, vẫn còn nhiều cán bộ
cán bộ chưa được đào tạo về lý luận chính trị (30 cán bộ, chiếm39, 40% [Phụ lục
6]). Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nếu không nói là đáng báo động[Phụ lục
6], nhất là cán bộ ở các tỉnh Bắc Lào, như: Hủa Phăn, Phòng Sả Ly, U Đổm Xay,
Xay Nha Bủ Ly, Bo Kẻo, Xiêng Khoảng và số tỉnh ở Nam Lào như: Chăm Pà Sắc
Do hạn chế về trình độ lý luận chính trị, dẫn tới tình trạng nhiều trường hợp không hiểu sâu, nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác
TĐKT, giải quyết công việc chưa thật chuẩn xác, không đúng pháp luật, gây hậu quả nhất định.
* Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ công tác
TĐKT của nhiều cán bộ còn hạn chế. Nhiều cán bộ chưa tốt nghiệp đại học, khá nhiều cán bộ tuy đã tốt nghiệp đại học, song chuyên ngành được đào tạo còn xa với công tác TĐKT. Vì thế, những cán bộ này, còn thiếu hụt những tri thức cơ
bản, cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ công tác TĐKT. Trong giai đoạn hiện nay
ở Lào, công tác TĐKT rất đa dạng phong phú, diễn ra trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các giai tầng xã hội, các tôn giáo, dân tộc các bộ tộc Lào. Điều này, đòi hỏi CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố phải có tri thức khá toàn diện mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là việc thẩm
định hồ sơ khen thưởng. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ này, lại thiếu hụt đáng kể
những tri thức này.
Khá nhiều CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố được bồi dưỡng những
kiến thức về quản lý nhà nước, song những kiến thức đó, chủ yếu là những kiến
thức chung chưa đi sâu vào quản lý nhà nước về TĐKT; thời gian dành cho các lớp
học này, không nhiều nên nhiều cán bộ còn thiếu kiến thức về quản lý nhà nước,
pháp luật, nhất là quản lý nhà nước về TĐKT.
Nhiều CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT, tuy có chứng chỉ ngoại ngữ,
tin học ở trìnhđộ nhất định, song trên thực tế, việc sử dụng, nhất là tin học phục vụ
công việc rất hạn chế. Đa số cán bộ có tuổi đời khá cao khôngsửdụng được máy vi
tính phục vụ công việc, hạn chế không nhỏ chất lượng, hiệu quả công việc.
* Về phong cách công tác TĐKT
Nhiều CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố chưa chủ động rèn luyện phong cách, phương pháp làm việc khoa học phù hợp vớiyêu cầu công tác TĐKT,
chưa biết vận dụng những thành tựu và kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ
tiên tiến vào công tác TĐKT của mình. Phong cách tư duy chậm đổi mới, phong
cán bộ còn chịu ảnh hưởng khá nặng của cách tư duy, phong cách làm việc của thời
kỳ thực hiện cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp, của phong tục, tập quán người
sản xuất nhỏ, của nền kinh tế tự túc, tự cấp thể hiện trong tiến hành công tác TĐKT,
hạn chế khá lớn kết quả công việc.
Tình trạng e dè, nể nang trong xử lý công việc, ít sâu sát, tinh thần trách
nhiệm chưa cao và những biểu hiện quan liêu, cửa quyền còn xảy ra ở một số cán
bộ. Thái độ, tác phong công tác chưa thật công tâm, khách quan, gây phiền hà cho cán bộ, nhân dân và cơ quan, đơn vị trong tiến hành công tác TĐKT, nhất là công
tác khen thưởng còn tồn tại ở một số cán bộ.
Số lượng CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố có thời gian làm việc trong Ngành TĐKT từ 10 đến 15 năm còn thấp (chiếm 15,78). Điều này,ảnh hưởng nhất định đến kết quả công việc, nhất là về phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm và phong cách làm việc khoa học cho các thế hệ cán bộ kế cận.
* Về ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành các quy định về công tác TĐKT và tinh thần đoàn kết
Ý thức tổ chức kỷ của một số CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố còn
chưa cao. Hiện tại, vẫn còn một số cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng, kỷ luật của đơn vị
bị xử lý (từ năm 2006 đến nay, 4 cán bộ bị xử lý kỷ luật với những hình thức khác
nhau, một số cán bộ vi phạm chưa đến mức bị kỷ luật, song không đạt đảng viên hoàn thành nhiệm vụ và đạt danh hiệu lao động tiên tiến) [85, tr.20].
Hiện tại vẫn còn có một số cán bộ thiếu tinh thần đoàn kết, còn có biểu hiện
cục bộ, kèn cựa địa vị, phát biểu chưa thể hiện tinh thần xây dựng, ảnh hưởng đến
sự đoàn kết trong cơ quan, đơn vị.
* Về năng lực lãnh đạo quản lý, tham mưu, triển khai công tác TĐKT và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ CBCT công tác TĐKT
Năng lực lãnh đạo, quản lý, tham mưu và triển khai công việc của nhiều CBCT công tác TĐKT còn nhiều hạn chế, lúng túng, nhất là năng lực: tổ chức chỉ đạo, duy trì, tổng kết các phong trào thi đua ở địa phương; xử lý đúng đắn, có hiệu
quả các tình huống nảy sinh trong các hoạt động TĐKT; tham mưu, đề xuất với cấp
uỷ tỉnh, thành phố về những chủ trương, giải pháp tiến hành công tác TĐKT; triển
các cơ quan, tổ chức có liên quan trong và ngoài tỉnh, thành phố trong triển khai công tác TĐKT.
Đáng quan tâm hơn, là năng lực thẩm định hồ sơ khen thưởng và tham mưu, đề xuất của nhiều cán bộ còn bất cập. Năng lực nhận thức chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào về công tác TĐKT của nhiều cán bộ để tham mưu cho cấp uỷ tỉnh, thành phố đề ra chủ trương đúng, giải pháp khả thi về công tác TĐKT còn nhiều hạn chế; năng lực xử lý các tình huống phức tạp, nảy sinh trong công tác TĐKT của đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố vẫn là một
trong những khâu yếu nhất. Ở một số nơi, do việc tham mưu không đúng đắn đã dẫn đến những phức tạp trong một số trường hợp, làm cho việc giải quyết hậu quả gặp
nhiều khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến phong trào thi đua và việc khen thưởng.
Trong một số trường hợp, do năng lực thẩm định hồ sơ khen thưởng của cán bộ hạn
chế, đã thẩm định không chính xác, không phát hiện được những thủ đoạn tiêu cực trong khen thưởng của đối tác, dẫn đến hậu quả, cán bộ bị xử lý.
Hiện tại, vẫn còn một bộ phận một CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố tuy được công nhận là hoàn thành nhiệm vụ, song kết quả hoàn thành nhiệm vụ chưa thực sự được thể hiện rõ. Đặc biệt, một số cán bộ sai phạm về chuyên môn, nghiệp vụ. Ở các tỉnh, thành phố đã có 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật với những hình thức khác nhau (ở tỉnh Xay Nha Bu Ly có đến 3 CBCT công tác TĐKT bị kỷ luật
về vi phạm quy định của Ngành TĐKT).
2.2. XÂY D NG I NG CÁN B CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THIUA, KHEN TH NG C P T NH C A C NG HÒA DÂN CH NHÂN DÂN LÀO -