Khái niệm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua,

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 73)

khen thư ở ng cấ p tỉ nh củ a Cộ ng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Theo cuốn đại từ điển tiếng Việt: "xây dựng" gồm ba nghĩa chính: 1. Làm nên, gây dựng nên...; 2. Tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung nào đó...; 3. (Thái

độ, tinh thần) có tinh thần đóng góp, làm tốt hơn:thái độ xây dựng[77, tr.1856]. Khái niệm nêu trên, chưa chỉ rõ nội hàm của khái niệm "xây dựng" và "xây dựng" phải làm những việc gì và làm việc đó bằng cách nào? Tức là để làm nên, tạo

ra (để xây dựng) được cái nào đó, con người, tổ chức nào đó có giá trị hay là theo yêu cầu đặt ra phải làm những việc gì, và làm những việc đó, bằng cách nào?.

C.Mác, Ph.Ăngghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và

ĐNDCM Lào đã chỉ ra khá rõ những việc chủ yếu phải làm trong xây dựng Đảng, lực lượng cách mạng, chính quyền nhà nước, các đoàn thể nhân dân, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt đảm bảo thắng lợi cách mạng.

Khi tổng kết Công xã Pari C.Mác đã chỉ ra những việc chủ yếu phải làm,

cách làm để có những cán bộ, công chức của Đảng Cộng sản cầm quyền - những

công bộc của nhân dân. C. C.Mác viết: "Công xã gồm những đại biểu thành phố do

đầu phiếu phổ thông ở các khu của Pari bầu nên. Họ là những đại biểu có trách

nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào....Từ các ủy viên Công xã cho tới những

nhân viên cấp thấp nhất đều phải đảm bảo công vụ với mức lương ngang với mức

lương công nhân" [55, tr.449].Như vậy, C.Mác đã chỉ ra những công việc phải làm

và cách làm để có đội ngũ cán bộ, công chức Công xã Pari, gồm: bầu cử, cán bộ,

bãi miễn cán bộ, chế độ đãi ngộ (chính sách đãi ngộ) cán bộ...

V.I.Lênin đã chỉ ra rất rõ vàđầy đủ những công việc phải làm và cách làm

để có đội ngũ cán bộ có chất lượng lãnhđạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động giành thắng lợi trong đấu tranh giành chính quyền và xây dựng CNXH, gồm: đào

kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, khen thưởng, xử lý cán bộ sai phạm,… V.I.Lênin luôn quan tâm đến đào tạo cán bộ và nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của đào tạo cán bộ, nhất là đào tạo những cán bộ chính trị chuyên nghiệp, đầu đàn.

V.I.Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ

chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnhđạo phong trào" [48, tr.473]. Đây là những cán bộ tiền phong thực hiện đường lối, chủ trương của

Đảng, họ có đủ khả năng đóng góp xây dựng đường lối của Đảng, tổ chức,. lãnh

đạo và duy trì các phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động nhằm thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng.

Đối với việc tìm, chọn cán bộ, thử thách cán bộ, quản lý cán bộ, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, V.I.Lênin nhấn mạnh:

Chú ý tìm cho ra và thử thách một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người thực sự có tài tổ chức, những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh

tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội lại vừa

có năng lực lặng lẽ… Chỉ có những người như thế, chúng ta mới đềbạt lên những chức vụ lãnhđạo lao động của nhân dân, lên những chức vụ lãnhđạo, quản lý, sau

khi đã thử thách họ hàng chục lần bằng cách cho họ đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất [51, tr.236-237].

V.I.Lênin còn chỉ rõ, cần lựa chọn cán bộ một cách cẩn thận, xem xét, đánh

giá cán bộ so với nhiệm vụ sẽ được giao phụ trách để bố trí vào chức vụ xứng đáng, đảm bảo cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. V.I.Lênin viết: "Chúng ta cần phải lựa chọn cán bộ phụ trách...có lợi cho sự nghiệp", cần xem xét "…người được lựa chọn có xứng đáng với chức vụ người sẽ đảm nhiệm không" [49, tr.359].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác,

Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về cán bộ và công tác cán bộ, đã chỉ rõ những công việc phải làm để có đội ngũ cán bộ cách mạng có chất lượng tốt, coi đó là nhân tố quyết

định thắng lợi của cách mạng. Người trực tiếp chỉ đạo và thực hiện những công việc

ấy. Để chuẩn bị cho việc thành lậpĐảng Cộng sản Đông Dương vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, lãnh tụ Nguyến Ái Quốc đã chỉ đạo lựa chọn những thanh niên ưu tú, tổ

soạn bài giảng và trực tiếp giảng dạy cho cán bộ. Đội ngũ cán bộ được Người huấn luyện đã trở thành những cán bộ tài giỏi, ưu tú của Đảng Cộng sản Đông Dương, đưa cách mạng ở Việt Nam và Lào giành thắng lợi to lớn. Những bài giảng có giá trị lý luận và thực tiễn rất cao của lãnh tụ Nguyến Ái Quốc cho các lớp huấn luyện cán bộ trong thời gian đó, được thể hiện trong tác phẩm nổi tiếng của Người -

Đường cách mệnh - vẫn là và sẽ là tài liệu quý của Đảng Cộng sản Việt Nam và

ĐNDCM Lào trong xây dựng đội ngũ cán bộ trong điều kiện hiện nay.

Đặc biệt, trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát và chỉ ra đầy đủ những công việc chủ yếu cần thực hiện, cách thực hiện để

xây dựng được đội ngũ cán bộ đảm bảo thắng lợi của cách mạng, gồm: đào tạo, bồi

dưỡng các bộ ở trường, lớp, nhất là trong thực tiễn cách mạng, Người thường gọi là huấn luyện cán bộ, và khẳng định huấn luyện cán "là công việc gốc của Đảng" [58, tr.269]. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ những công việc quan trọng

khác, như: kiểm tra cán bộ; chọn cán bộ; dùng cán bộ; đối đãi với cán bộ; phê bình và sửa chữa khuyết điểm của cán bộ... và nhấn mạnh việc tự học, tự rèn luyện, phấn

đấu của từng cán bộ, nhất là tự học, tự rèn luyện trong thực tiễn cách mạng.

Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Việt Nam; các văn kiện Đại hội toàn quốc, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII và thứ IX ĐNDCM Lào,các nghị quyết chuyên đề về cán bộ và công tác cán bộ của

ĐNDCM Lào đều chỉ ra những công việc chủ yếu phải thực hiện tốt để xây dựng

đội ngũ cán bộ củaĐảng Cộng sản Việt Nam và của ĐNDCM Lào đủ số lượng, có

cơ cấu hợp lý và có chất lượng tốt đảm bảo đưa công cuộc đổi mớiở Việt Nam vàở Lào đến thắng lợi, gồm: xác định quan điểm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ; xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, trong đó coi trọng tiêu chuẩn chức danh cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; giáo dục, rèn luyện; tuyển chọn; nâng cao phẩm chất, kiến thức,

năng lực của cán bộ; giáo dục; bồi dưỡng; qui hoạch; luân chuyển, điều động cán bộ; bố trí; sử dụng cán bộ; kiểm tra, giám sát; quản lý, đánh giá cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài; chính sách cán bộ; phân cấp quản lý cán bộ; trách nhiệm, quyền hạn của cấp ủy các cấp đối với công tác cán bộ; trách nhiệm của cơ quan, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ...

Từ phân tích trên và từ khái niệm về CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào có thể đưa ra khái niệm: xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh của CHDCND Lào là toàn bộ hoạt động của tỉnh, thành ủy, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên trong tỉnh, thành phố, các tổ chức có liên quan dưới sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy và việc tự học tập, tự rèn luyện của mỗi cán bộ, nhằm tạo nên đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố có số lượng hợp lý, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trình độ và năng lực chuyên môn cao về công tác TĐKT, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

* Mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào

Mục tiêu xuyên suốt, bao trùm của xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào xây dựng cho được đội ngũ cán bộ này có chất lượng tốt hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trên lĩnh vực TĐKT; bảo

đảm cho sự lãnhđạo của tỉnh, thànhủy đối với công tác TĐKT giành thắng lợi; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thành phố và mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới trên đất nước Lào.

Cụ thể là: xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh,

đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, gồm cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu dân tộc, cơ cấu ngành, nghề được đào tạo…; có chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cao về công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố, góp phần

đắc lực vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thành phố.

* Chủ thể xây dựng

Đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào gồm hai loại: trưởng ban, các phó trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố, đây là những cán bộ lãnhđạo, quản lý ban TĐKT tỉnh, thành phố; những cán bộ phụ trách một số

công việc về công tácTĐKT trong ban TĐKT tỉnh, thành phố.

Về nguyên tắc công tác cán bộ và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của

thường vụ tỉnhủy, thànhủy quản lý. Những cán bộ này, còn doban thường vụ đảng

ủy Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý. Những cán bộ cán bộ phụ trách một vài công việc của công tác TĐKT trong ban TĐKT tỉnh, thành phố do ban thường vụ đảngủy Sở Nội vụ tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời, những cán bộ này do cấp

ủy ban TĐKT tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý.

Từ phân tích trên, thấy rằng, chủ thể xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào gồm:

Chủ thể xây dựng các trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố, gồm: ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; ban thường vụ đảng ủy Sở Nội vụ tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Trong đó, ban thường vụ đảngủy Sở

Nội vụvàủy ban nhân dân tỉnh, thành phố là chủ thể trực tiếp dưới sự lãnhđạo, chỉ đạo của ban thường vụ tỉnhủy, thànhủy.

Chủ thể xây dựng những cán bộ phụ trách một vài công việc của công tác

TĐKT trong ban TĐKT tỉnh, thành phố: ban thường vụ đảng ủy Sở Nội vụ tỉnh, thành phố; cấp ủy ban TĐKT tỉnh, thành phố. Trong đó, cấp ủy ban TĐKT tỉnh, thành phố là chủ thể trực tiếp dưới sự lãnhđạo, chỉ đạo của ban thường vụ đảngủy Sở Nội vụ tỉnh, thành phố.

* Lực lượng tham gia

Các ban tham mưu của Đảng, Nhà nước, nhất là Ban Tổ chức Trung ương,

Bộ Nội vụ, Ban TĐKT Trung ương; ban tham mưu của tỉnh, thành ủy, nhất là ban tổ chức tỉnh, thành ủy; Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp, nhất là cấp tỉnh. Đây là lực lượng rất quan trọng tham gia xây dựng

đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố dưới sự lãnhđạo trực tiếp của tỉnh, thànhủy.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị

- xã hội, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, thành phố.

Các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức của tỉnh, thành phố

cũng là lực lực lượng tham gia có kết quả vào việc xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố ở CHDCND Lào.

Cộng hòa XHCN Việt Nam và một số nước khác, nhất là Cộng hòa XHCN Việt Nam có vai trò rất quan trọngđối với xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT

ở các tỉnh, thành phố ở CHDCND Lào theo đường lối đối ngoại của ĐNDCM Lào

và chính sách ngoại giao của các nước đó.

Để xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố ở CHDCND Lào đạt kết quả, ngoài hoạt động của chủ thể và lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ này, việc tự học, tự rèn của đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở

các tỉnh, thành phố có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, đội ngũ cán bộ này, cũng là chủ thể trong xây dựng bản thân họ. Như vậy, đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố ở CHDCND Lào vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong xây dựng

đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)