Một số đề xuất với các khu vực có triển vọng khai thác chung

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông (Trang 112)

Trong bối cảnh tranh chấp phức tạp và các triển vọng KTC ở Biển Đông hiện nay, song song với quá trình đàm phán giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển đảo, Việt Nam sẽ hướng đến việc tiếp tục ký kết và thực thi các thỏa thuận KTC với các quốc gia trong khu vực. Cùng với các đề xuất về việc xây dựng một chính sách tổng hợp và hoàn thiện về biển của Việt Nam và việc chuẩn bị chu đáo hơn các điều kiện cần thiết cho việc ký kết và thực thi các thỏa thuận KTC, chúng tôi có thêm một số đề xuất cụ thế đối với các khu vực có triển vọng KTC như sau:

Thứ nhất, về Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Tính từ ngày Hiệp định và Nghị định thư bổ sung có hiệu lực (ngày 30-6-2004) đến nay là hơn 3 năm, như vậy, vùng dàn xếp quá độ sắp hết hiệu lực (ngày 30-6-

2008). Vùng dàn xếp quá độ có diện tích 9.080 km2 đã được thiết lập với ý nghĩa giải quyết trước mắt những khó khăn của Chính phủ Trung Quốc về việc làm và ngư trường đánh bắt cho ngư dân Trung Quốc, để sau 4 năm các tàu cá của Trung Quốc sẽ rút hết khỏi vùng dàn xếp quá độ ở phía Tây đường phân định Vịnh và Trung Quốc thực thi đúng Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tại Vùng dàn xếp quá độ đó. Nói cách khác, ngày 30-6-2008 sẽ là sự kiện đánh dấu tiếp theo về hiệu lực thực tế của Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Khi đó, vùng nước ở phía Tây đường phân định Vịnh thuộc Vùng dàn xếp quá độ trở thành vùng ĐQKT của Việt Nam, vùng nước phía Đông đường phân định Vịnh trở thành vùng ĐQKT của Trung Quốc với đầy đủ ý nghĩa pháp lý và thực tế.

Tuy nhiên, trong Vịnh Bắc Bộ, hai quốc gia chắc chắn còn tiếp tục hợp tác để quản lý và khai thác tài nguyên biển lâu dài: (i) 11 năm tiếp theo hợp tác nghề cá trong Vùng đánh cá chung (Vùng đánh cá chung có thể được hiệp thương bình đẳng để kéo dài hiệu lực); (ii) có thể hai quốc gia sẽ ký kết thỏa thuận KTC dầu khí trong Vịnh. Đó là lý do để chúng ta dự liệu đến khả năng hai bên tiếp tục có những thỏa thuận hợp tác tiếp theo ở khu vực Vùng dàn xếp quá độ khi hết hiệu lực. Việt Nam cần chủ trương về vấn đề này như thế nào? Để giữ nguyên được ý nghĩa của các Hiệp định đã ký kết, chúng tôi nhận định rằng, việc tiếp tục hợp tác (nếu có) nên chủ trương theo hướng cả Việt Nam và Trung Quốc có thể ưu tiên và tạo điều kiện để cho ngư dân của mỗi bên được vào vùng ĐQKT của bên kia để đánh bắt theo cơ chế quy định tại Điều 62 Công ước 1982. Với phương án đó, việc hợp tác nếu có không ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ quyền chủ quyền của mỗi quốc gia trong vùng ĐQKT, đặc biệt là các quyền của quốc gia ven biển đối với công dân và tàu thuyền của quốc gia khác vào vùng ĐQKT đánh bắt quy định tại khoản 4 Điều 62: quyền cấp giấy phép và ấn định việc nộp thuế và các khoản phải trả

khác; quyền ấn định chủng loại và khối lượng cho phép đánh bắt; quyền quy định mùa vụ và các khu vực đánh bắt, kiểu cỡ và số lượng các phương tiện đánh bắt… Mặc dù vậy, thực hiện phương án trên, Việt Nam cần chuẩn bị năng lực để thực hiện việc giám sát trực tiếp hoạt động và sản lượng đánh bắt của từng tàu cá Trung Quốc để thực hiện đầy đủ các quyền của Việt Nam.

Đối với Vùng đánh cá chung, Hiệp định cũng dự liệu khả năng các bên ký kết có thể hiệp thương để sửa đổi, bổ sung trong thời gian hiệu lực hoặc gia hạn khi hết hiệu lực. Với nhận định ngư trường chủ yếu thuộc về vùng ĐQKT của Việt Nam, trong tương lai Việt Nam nâng cao được năng lực khai thác, và với vị thế mới của Việt Nam sau khi phân định Vịnh Bắc Bộ, chúng tôi cho rằng có hai phương án đều có thể lựa chọn để hợp tác cùng phát triển và giữ gìn hòa bình và ổn định thực sự trong Vịnh, đó là:

- Phương án tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ KTC. Với phương án này, chúng ta cần đàm phán thu hẹp đáng kể diện tích vùng KTC để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ngư trường khai thác cho ngư dân Việt Nam, hạn chế tối thiểu sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc ở vùng ĐQKT Việt Nam.

- Phương án chấm dứt quan hệ hợp tác KTC và khi cần thiết, áp dụng cơ chế hợp tác cho phép tàu cá của ngư dân Trung Quốc vào khai thác trong vùng ĐQKT của Việt Nam theo quy định tại Điều 62 Công ước 1982. Ưu điểm của phương án này là Việt Nam thực hiện được đầy đủ quyền chủ quyền trong vùng ĐQKT, những vẫn duy trì được quan hệ hữu nghị với Trung Quốc như đã phân tích với Vùng dàn xếp quá độ trên đây.

Thứ hai, về hợp tác KTC dầu khí trong Vịnh Bắc Bộ. Trong điều kiện hiện nay, với triển vọng hợp tác KTC dầu khí ở TLĐ trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc như đã được đánh giá. Hợp tác KTC với Trung Quốc sẽ giúp cả hai bên thực thi Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trên thực tế, duy trì được quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị, và khai thác được nguồn

tài nguyên dầu khí giàu có ở khu vực một các hiệu quả và công bằng, tránh được các tranh chấp phát sinh do một bên đơn phương khai thác (hiện nay Trung Quốc đã đặt một số giàn khoan tại khu vực này). Việt Nam cần hợp tác với Trung Quốc để khảo sát, thăm dò và điều tra cơ bản để có số liệu tin cậy và khoa học làm cơ sở để đàm phán. Việt Nam nhất định phải trực tiếp tham gia quản lý và vận hành việc khai thác, đặc biệt là tại những dàn khoan đặt trong vùng ĐQKT và TLĐ của Việt Nam, về phía Tây đường phân định Vịnh. Nội dung hợp tác phải đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cũng như chủ quyền của các bên tại vùng biển đã được phân định.

Thứ ba, vấn đề hợp tác khai thác tài nguyên ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Khác với khu vực trong Vịnh Bắc Bộ, khu vực ngoài cửa Vịnh đang có tranh chấp và chưa được phân định giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hợp tác KTC tài nguyên biển ở khu vực này là hình thức điển hình của mô hình KTC ở khu vực biển chồng lấn yêu sách, và là một dàn xếp tạm thời mang tính chất thực tiễn có thể được áp dụng song song với quá trình đàm phán phân định biển. Tuy nhiên, đây lại là khu vực TLĐ và vùng ĐQKT khá gần bờ, với vị trí địa lý rất quan trọng đối với an ninh quốc phòng của Việt Nam, là cửa ngõ trên biển của toàn bộ của khu vực miền Trung Việt Nam. Cho nên việc đàm phán và ký kết các thỏa thuận KTC cần được tính toán và cân nhắc kỹ và gắn liền với vấn đề thỏa thuận phân định biển. Chúng tôi nhận định rằng, trong điều kiện hiện nay, nếu hợp tác KTC là chủ trương chung của hai quốc gia thì ưu tiên thỏa thuận hợp tác KTC nghề cá và hợp tác quản lý chung để giữ gìn ổn định trên biển và tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau tại khu vực biển này. Vấn đề hợp tác KTC dầu khí và tài nguyên khoáng sản khác nên dành ưu tiên cho khu vực đã được phân định trong Vịnh Bắc Bộ, sau khi thỏa thuận hợp tác KTC dầu khí (nếu có) trong Vịnh Bắc Bộ được vận hành, các bên tiếp tục hướng đến KTC ở khu vực ngoài cửa Vịnh này.

Thứ tư, hợp tác KTC ở vùng biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Như đã phân tích, đây là khu vực có tranh chấp đa phương hết sức phức tạp và rất nhạy cảm đối với an ninh và ổn định trên Biển Đông. Các bên đều có ý tưởng tăng cường sự hợp tác, giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Với thực trạng đó, một mặt Việt Nam chúng ta cần kiên định lập trường về chủ quyền đối với quần đảo này, chuẩn bị các bằng chứng pháp lý để bảo vệ lập trường của mình và tăng cường hơn nữa công tác tuần tra và tự vệ. Mặt khác, chúng ta cần cân nhắc đến phương án hợp tác KTC với các bên tranh chấp với tính chất là những dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn để khai thác tài nguyên biển và tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại khu vực. Chúng tôi thấy rằng, căn cứ vào tình hình thực tế của khu vực, nguồn tài nguyên điều tra thăm dò được và yêu sách của các bên, cần thiết:

- Việt Nam cùng với các quốc gia khác đàm phán để phân chia vùng biển rộng lớn này thành các khu vực nhỏ bằng một phương án hợp lý vì mục đích hợp tác KTC. Quá trình đàm phán và kết quả của sự phân chia này cần gắn với yêu sách chủ quyền/ quyền chủ quyền của các bên tranh chấp, đồng thời cũng thể hiện lập trường rõ ràng và kiên định của Việt Nam đối với từng khu vực được phân chia, từng đảo và vùng biển lân cận các đảo mà Việt Nam đang chiếm đóng và thực thi bảo vệ chủ quyền bằng sự tính toán kỹ lưỡng các yếu tố chính trị, ngoại giao có liên quan.

- Trên cơ sở sự phân chia đó, Việt Nam và các quốc gia liên quan tiến hành thỏa thuận để ký kết các thỏa thuận KTC trong một thời hạn hợp lý. Đối với từng khu vực biển đã phân chia, cần cân nhắc phương án hợp tác KTC, có khu vực hợp tác đa phương, có khu vực hợp tác song phương cho phù hợp với tình hình thực tế, cũng như không để Việt Nam vào thế bất lợi hơn so với hiện tại trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền ở khu vực này. Và nhất thiết Việt Nam phải trực tiếp cùng tham gia quản lý và điều hành quá trình hợp tác

KTC được thiết lập. Ưu thế của phương án đa phương hóa hợp tác KTC là tạo ra được sự bình đẳng thực sự hơn trong quá trình đàm phán và thực hiện thỏa thuận đã ký kết, hạn chế tối thiểu sự áp đặt ý chí của một bên đối với bên đàm phán kia vì những lợi thế về ngoại giao, chính trị hay quân sự (nếu có).

Thứ năm, đối với Thỏa thuận ghi nhớ năm 1992 giữa Việt Nam và Ma- lay-xia. Thỏa thuận ghi nhớ này thiết lập khu vực KTC dầu khí ở khu vực chồng lấn về TLĐ giữa hai quốc gia, nhưng không xác định thời hạn hiệu lực của việc hợp tác KTC. Hiện nay, quan hệ hợp tác và ngoại giao giữa hai quốc gia đã được cải thiện đáng kể cùng với việc Việt Nam gia nhập ASEAN, hiện tại và trong tương lai sắp đến hai quốc gia chắc chắn sẽ có những tiến trình đàm phán tiếp theo về các vấn đề tương tự có liên quan như phân định biển, hợp tác KTC ba bên với Thái Lan, giải quyết tranh chấp ở các khu vực khác trên Biển Đông, sửa đổi bổ sung các nội dung hợp tác và xác định hiệu lực của Thỏa thuận ghi nhớ năm 1992… Về Thỏa thuận ghi nhớ năm 1992, trên cơ sở hiện trạng của việc đầu tư khai thác dầu khí của PETRONAS, Việt Nam cần đàm phán để có thể tham gia trực tiếp ở mức độ nhất định đối với việc quản lý và vận hành việc khai thác tài nguyên dầu khí ở khu vực KTC này. Như đã phân tích, việc tham gia trực tiếp vào việc quản lý và vận hành sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn lợi ích tài nguyên của Việt Nam so với việc ủy thác hoàn toàn cho phía Ma-lay-xia và PETRONAS, và Việt Nam hoàn toàn có các lý do chính đáng xuất phát từ bản chất của việc hợp tác KTC để đưa ra yêu cầu đàm phán sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận ghi nhớ này. Đồng thời, đây là một thỏa thuận hợp tác KTC đang được thực hiện, việc trực tiếp tham gia quản lý và vận hành giúp cho Việt Nam có thể đánh giá và đúc rút được một số vấn đề thực tế của việc ký kết và thực thi một thỏa thuận KTC, lấy đó làm kinh nghiệm cho việc ký kết và thực thi các thỏa thuận KTC với các quốc gia khác trong tương lai.

Thứ sáu, về triển vọng hợp tác KTC ở khu vực Nam Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Việt Nam cần làm tốt công tác chuẩn bị, hợp tác điều tra nguồn lợi thủy sản và trữ lượng tài nguyên và đẩy nhanh quá trình đàm phán để có được các thỏa thuận hợp tác KTC với các phương án hợp tác phù hợp với nguyên vọng và lợi ích của các bên.

- Với Campuchia, triển vọng KTC được xác định ở cả trong và ngoài vùng nước lịch sử chung. Chúng tôi cho rằng, việc hợp tác cần thực hiện từng bước, trước hết là ưu tiên hợp tác trong vùng nước lịch sử chung đã được ký kết theo Hiệp định năm 1982, mà trước mắt là đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực tuần tra và quản lý chung đối với hoạt động nghề cá và bảo vệ ngư dân. Còn về hợp tác KTC dầu khí, vì vùng nước lịch sử chung là vùng biển gần bờ được đặt trong chế độ nội thủy, các bên nên hướng đến thỏa thuận phân định ranh giới trên biển cho vùng nước lịch sử chung này, khi đó, nếu phù hợp với điều kiện cho việc thiết lập thỏa thuận KTC dầu khí ở khu vực đã có đường ranh giới phân định biển, các bên tiến đến hợp tác KTC. Khi điều kiện cho phép, các bên có thể xác lập một thỏa thuận KTC hỗn hợp đối với vùng nước ngoài vùng nước lịch sử chung chưa được phân định, mà không ảnh hưởng đến lập trường của mỗi bên với vùng biển này.

- Đối với khu vực chống lấn yêu sách ba bên giữa Việt Nam, Thái Lan và Ma-lay-xia, các bên đã đạt được sự nhất trí về hợp tác KTC ba bên tài nguyên dầu khí, và đang thỏa thuận về cơ chế hợp tác. Phía Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, bởi lẽ tính đến nay, sự thành công là rất có hy vọng, việc Việt Nam trực tiếp cùng tham gia quản lý và vận hành sẽ là kinh nghiệm thực tiễn quý báu để chúng ta đàm phán các thỏa thuận KTC dầu khí với các đối tác khác như trên đã phân tích.

- Với triển vọng KTC dầu khí với In-đô-nê-xia nếu như phát hiện được mỏ tài nguyên nằm vắt ngang đường phân định TLĐ, cũng như triển vọng

KTC với Thái Lan ở khu vực ranh giới phân định biển. Bước đi ban đầu là Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thăm dò để đánh giá trữ lượng dầu khí, vị trí của mở tài nguyên (nếu có) để lấy làm cơ sở xây dựng phương án hợp tác và phân chia nguồn tài nguyên khai thác trong tương lai.

Kết luận chƣơng 3

Triển vọng hợp tác KTC giữa Việt Nam và các quốc gia tại các vùng biển trong khu vực Biển Đông là rất lớn, việc Việt Nam hướng đến xác lập các thỏa thuận KTC với các quốc gia trong khu vực là yêu cầu khách quan vì bối cảnh hiện nay ở Biển Đông và nhu cầu khai thác tài nguyên để phát triển đất nước, phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác KTC chịu sự chi phối của nhiều yếu tố mà Việt Nam cần đánh giá đúng. Để các thỏa thuận KTC được xác lập và thực thi một cách hiệu quả, bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ được vị thế của Việt Nam trong các quan hệ hợp tác, Việt Nam cần có những chuẩn bị kỹ

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông (Trang 112)