Triển vọng khai thác chung ở Vịnh Thái Lan và Nam Biển Đông

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông (Trang 87)

3.1.1.1. Khai thác chung với Campuchia

Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định về vùng nước lịch sử chung năm 1982, mà đến nay chưa có những bước phát triển tiếp theo để thực hiện chính Hiệp định đó, chưa đạt được thoả thuận về phân định vùng nước lịch sử. Như vậy trong “vùng nước lịch sử” chung, hai bên còn có thể hướng đến: (i) thiết lập cơ chế và cơ quan quản lý chung đối với hoạt động nghề cá để thực hiện trên thực tế Hiệp định về vùng nước lịch sử chung; (ii) thiết lập mô hình KTC tài nguyên dầu khí và khoáng sản để thăm dò và khai thác phục vụ cho sự phát triển của cả hai quốc gia.

Ngoài vùng nước lịch sử chung, hai quốc gia chưa có thoả thuận phân định vùng ĐQKT và TLĐ. Năm 1991, trong một tuyên bố chung giữa hai chính phủ Việt Nam và Campuchia, hai quốc gia đã thoả thuận một đường “dàn xếp tạm thời”, nhưng tuyên bố không tiến hành bất kỳ hoạt động phát triển dầu khí nào ở ngoài đường trung tuyến giữa đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai cho đến khi có một giải pháp cuối cùng [30, tr 127]. Hai bên hoàn toàn có thể thiết lập khu vực KTC để khai thác tài nguyên biển trong giai đoạn quá độ của việc phân định biển, với tính chất là một dàn xếp tạm thời mang tính chất thực tiễn, không ảnh hưởng đến kết quả phân định cuối cùng xác định ranh giới trên biển. Mối quan hệ truyền thống, hữu nghị và lâu đời của hai quốc gia, dự báo về sự giàu có của tài nguyên biển và nhu cầu khai thác tài nguyên biển để phát triển kinh tế là các căn cứ chủ yếu cho triển vọng này.

3.1.1.2. Khai thác chung với Thái Lan

Hiệp định phân định biển Việt Nam - Thái Lan ký ngày 09-8-1997 đã xác định đường ranh giới biển CK phân định đồng thời TLĐ và vùng ĐQKT (điểm C có vĩ độ 7049’00” Bắc - kinh độ 103002’30” Đông; điểm K nằm trên đường “dàn xếp tạm thời” giữa Việt Nam và Campuchia năm 1991, có vĩ độ 8046’54” Bắc - kinh độ 102012’11” Đông). Sau khi đạt được thỏa thuận về phân định biển năm 1997 này, Việt Nam và Thái Lan vẫn tiếp tục thực hiện việc quản lý chung các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển đã được phân định [34, tr 148]. Tại Hiệp định phân định biển, hai quốc đã cam kết về tương lai của một mô hình KTC tài nguyên không sinh vật: trong trường hợp có cấu trúc dầu hoặc khí duy nhất, hoặc mỏ khoáng sản có tính chất bất kỳ nào nằm vắt ngang đường biên giới thì hai quốc gia có trách nhiệm trao đổi thông tin, cùng tìm kiếm thoả thuận sao cho các cấu trúc hoặc mỏ này được khai thác một cách hiệu quả nhất, chi phí cũng như lợi tức từ việc khai thác sẽ được phân chia một cách công bằng.

Bên cạnh đó, trong trường hợp phát hiện các đàn cá di cư xa hay đàn cá xuyên biên giới ở vùng biển ranh giới ngoài khơi này, các bên có thể ký kết thỏa thuận hợp tác để cùng khai thác, cũng như thực hiện các nghĩa vụ mà các điều ước quốc tế quy định cho các quốc gia trong việc bảo vệ các đàn cá đó.

3.1.1.3. Khai thác chung ba bên Việt Nam - Ma-lay-xia - Thái Lan

Thoả thuận ghi nhớ về KTC dầu khí giữa Việt Nam và Ma-lay-xia năm 1992 đã xác lập vùng xác định là khu vực KTC dầu khí của hai bên với diện tích khoảng 2.800 km2, loại trừ tất cả những vùng chồng lấn có liên quan đến yêu sách của nước thứ ba. Trong đó loại trừ khu vực chồng lấn theo yêu sách ba bên Việt Nam - Ma-lay-xia - Thái Lan có diện tích khoảng 800 km2 nhưng được đánh giá là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn. Trong Hiệp định phân định biển Việt Nam - Thái Lan xác định đường ranh giới biển CK, Việt Nam

đã bảo lưu yêu sách của mình đối với vùng biển chồng lấn theo yêu sách của ba bên. Việt Nam, Thái Lan đã cam kết tiến hành đàm phán với Ma-lay-xia về khu vực yêu sách TLĐ chống lấn giữa 3 nước. Khu vực này hiện đang thuộc về trong vùng KTC Thái Lan - Ma-lay-xia theo Thoả thuận ghi nhớ (MOU) năm 1979 về việc thành lập cơ quan quyền lực chung khai thác tài nguyên đáy biển trong khu vực TLĐ xác định giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan. Quá trình đàm phán cho vùng chồng lấn ba bên này đã được bắt đầu từ cuối năm 1997, đến nay đã đạt được những tiến triển nhất định. Bước đầu là các bên đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về KTC ba bên, theo đó, các nguồn tài nguyên không sinh vật trong khu vực có thể sẽ chia đều cho 3 quốc gia. Các bên tiếp tục thảo luận về các yêu cầu kỹ thuật như tổ chức và lựa chọn nhà vận hành [34, tr 149]. Hy vọng, Ma-lay-xia, Thái Lan và Việt Nam sớm đạt được thoả thuận KTC ba bên đầu tiên trên thế giới.

- Bên cạnh đó, giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan cũng có một vùng biển chồng lấn theo yêu sách của các bên. Từng bước, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, các quốc gia cũng cần tính đến mô hình hợp tác ba bên cho vùng biển chồng lấn để quản lý khai thác hữu hiệu tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản.

3.1.1.4. Khai thác chung với In-đô-nê-xia

Hiệp định phân định TLĐ Việt Nam - In-đô-nê-xia ngày 26-6-2003 đã chấm dứt tranh chấp giữa hai bên về TLĐ. Đường ranh giới phân định TLĐ gồm các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm 20 - H - H1 - A4 -X1- 25 thể hiện trên mảnh Hải đồ số 3482, tỷ lệ 1:1.500.000 do Hải quân Hoàng gia Anh xuất bản năm 1997. Vị trí thực trên biển của các điểm và đoạn thẳng do cơ quan có thẩm quyền của của hai quốc gia (Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Cục Thuỷ đạc và Hải dương học thuộc Hải quân In-đô-nê-xia) thoả thuận xác định. Hiệp định cũng trù liệu một khả năng hợp

tác KTC giữa hai quốc gia trong trường hợp có một mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang đường ranh giới, để khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc các mỏ đó và phân chia công bằng lợi ích thu được.

Vùng ĐQKT giữa hai quốc gia chưa được phân định, và tất nhiên hai bên cũng phải tiếp tục trải qua quá trình đàm phán nhiều năm nữa. Trong giai đoạn quá độ của việc đàm phán phân định, các bên cũng có thể thỏa thuận xác lập vùng hợp tác KTC nghề cá để khai thác hiệu quả tài nguyên và nguồn lợi hải sản do biển mang lại, hạn chế tình trạng các tàu cá của ngư dân bị bắt và xử phạt do khai thác trái phép. Được biết, Chính phủ In-đô-nê-xia đã có đề nghị như thế với Chính phủ Việt Nam về việc hợp tác KTC nghề cá trong vùng ĐQKT.

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)